Xây dựng, chủ động ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ trong sản xuất giúp Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ đảm bảo sản xuất, cung ứng điện ổn định, an toàn và hiệu quả.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang lan rộng ra phạm vi toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến hoạt động đầu tư, sản xuất và thương mại của tất cả lĩnh vực trong đó có ngành công nghiệp thời trang.
Không chỉ vinh danh các sản phẩm thuộc ngành phần mềm và dịch vụ CNTT, giải Sao Khuê năm nay còn gây bất ngờ bởi sự xuất hiện của nhiều thiết bị công nghệ do chính Việt Nam sản xuất.
Liên tục cho ra đời các giải pháp công nghệ mới hữu ích, Điện Quang đang chuyển mình từ một nhà sản xuất thành nhà cung cấp các giải pháp tổng thể trong ngành điện và chiếu sáng khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực chiếu sáng tại thị trường Việt Nam.
Ngày 09 tháng 05, đoàn công tác của Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra, thẩm định sản phẩm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Công ty CP Giấy Vạn Điểm.
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định Số: 72/QĐ của Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) về việc Phê duyệt danh mục các đề tài thuộc Đề án Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhóm nghiên cứu Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã làm chủ được công nghệ thiết kế chế tạo hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh sử dụng LED có khả năng tiết kiệm từ 50 – 70% điện năng so với việc sử dụng đèn cao áp.
Theo các giảng viên về khoa khoa học và công nghệ của Trường ĐH RMIT, ứng dụng của trí thông minh nhân tạo (AI) tại Việt Nam còn khá sơ khai, nên các ngành nghề vẫn còn thời gian để lập kế hoạch và chuẩn bị cho những tính năng đột phá của công nghệ này, đồng thời có thể khai thác trọn vẹn lợi ích mà AI đem đến.
Công ty Thủy điện Đồng Nai (EVNGENCO1 HPC DONG NAI) thuộc Tổng Công ty Phát điện 1 quản lý, hiện đang vận hành hai nhà máy, gồm: Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 và Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4.
Với việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến chè xanh tại Công ty cổ phần Trà Than Uyên, dự án sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giữa nghiên cứu và sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực tự động hóa.
Dự án “Dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng” của Tổng Công ty Viglacera - CTCP là dự án đa mục tiêu vừa thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vừa thực hiện Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020. Đây là dự án phát triển công nghiệp công nghệ cao đầu tiên được Bộ Công Thương hỗ trợ cấp vốn tín dụng đầu tư phát triển theo Chương trình phát triển công nghệ cao.
Mới đây, FPT Software (Tập đoàn FPT) vừa thắng gói thầu triển khai điện toán đám mây cho các ứng dụng liên quan đến quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân cho một công ty của Nhật Bản với trị giá 1 triệu USD.
Trong năm 2019, Công ty đã tổ chức khai giảng khóa đào tạo Lập trình điều khiển PLC-S71500 và Hệ thống SCADA WIN (CC) của Siemen cho lực lượng kỹ sư, nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và nắm bắt các tình huống công tác bảo trì, từng bước làm chủ được thiết bị, nhanh chóng phát hiện và xử lý triệt để các bất thường, đảm bảo an toàn cho thiết bị.
Sự kiện này đã đưa Móng Cái trở thành địa phương đi đầu trong toàn tỉnh, đơn vị cấp huyện đầu tiên khu vực phía Bắc và là đơn vị thứ 2 trong cả nước (sau TP Đà Lạt) triển khai mô hình tiên tiến này trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bài báo nghiên cứu tổng quan về blockchain và những tiềm năng ứng dụng công nghệ này vào hoạt động logistics, quản lý chuỗi cung ứng nói chung và hệ thống logistics đô thị tại TP. Hà Nội nói riêng.
Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và Cao Đẳng Giao thông vận tải Trung Ương 1 về tiềm năng ứng dụng LoRa vào vận tải đường sắt Việt Nam.