Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho biết, TP rất quan tâm đến việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào mọi mặt, mọi lĩnh vực; TP hướng đến mục tiêu tiếp cận ChatGPT nhằm định hướng đưa trí tuệ nhân tạo vào phục vụ người dân, phục vụ chính quyền TP một cách hiệu quả nhất.
Thị trường công nghệ thế giới có rất nhiều cơ hội. Nếu doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam biết “mở cõi”, bước ra phục vụ thị trường nước ngoài thì đích đến sẽ không có giới hạn.
Ngày 06/3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Công văn số 716/BTTTT-CNICT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc tập trung phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại địa phương.
Đi ra nước ngoài là cạnh tranh với những người xuất sắc nhất, và là cách để trở nên xuất sắc, có năng lực cạnh tranh quốc tế. Tại hội nghị “Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới” diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã ví von: “Nếu các doanh nghiệp số Việt Nam không ra nước ngoài lúc này thì lại phải đợi 50, 100 năm nữa”...
Nhằm triển khai giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An theo chương trình phối hợp giữa Sở Thông tin và Truyền thông với các sở, ngành liên quan, tỉnh sẽ thúc đẩy phát triển 3 đến 5 doanh nghiệp công nghệ số điển hình, từng bước góp phần thực hiện chuyển đổi số trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp tăng hiệu quả, giảm kinh phí, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và có thể đưa ra mô hình kinh doanh mới…
Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thành công đã minh chứng cho hiệu quả thiết thực như cắt giảm đáng kể chi phí vận hành, mở rộng được hệ thống cơ sở dữ liệu và gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng.
Theo Tổng Giám đốc VNPT Technology Tô Mạnh Cường, trong tầm nhìn 2025 - 2030, VNPT Technology đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu khu vực.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa trao giấy Chứng nhận mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp cho Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC). Đây là doanh nghiệp đầu tiên của cả nước được chứng nhận là doanh nghiệp số.
Với lợi thế là nơi tập trung công nghệ cao và các xu hướng công nghệ của thế giới, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đang thúc đẩy các hoạt động chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm công nghệ cao giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Chuyển đổi số đang mở ra cơ hội cho tất cả các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, tạo ra sự tăng trưởng nhanh hơn, giúp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, giá trị toàn cầu. Mặt khác, nó cũng chính là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp trụ vững trước sự biến động khó lường của thị trường sau đại dịch. Từ đó, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong tương lai.
Cộng đồng doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chiếm số lượng lớn, có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, do đặc thù về quy mô và tiềm lực nên việc thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh của các DN gặp khó khăn, rất cần các cơ quan chức năng hướng dẫn, hỗ trợ.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số. Theo đó, mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp được chia thành 6 cấp độ.
Chưa bao giờ câu chuyện về chuyển đổi số được nhắc đến nhiều như hiện nay. Và chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) là chuyển dần hoạt động trên các nền tảng số với chi phí hợp lý, góp phần hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số lĩnh vực kinh tế ở Bình Phước. Theo các DN, muốn chuyển đổi số thành công thì yếu tố quyết định vẫn là con người. Bởi, chuyển đổi số không đơn thuần là công nghệ mà còn là tư duy, phải làm sao cho lãnh đạo DN và nhân viên chủ động hơn khi thực hiện
Sau đại dịch COVID-19 vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành chuyển đổi số, thúc đẩy phương án làm việc từ xa. Đây cũng là xu thế tất yếu, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh chống thích nghi nhằm mang lại hiệu quả vận hành, kinh doanh cao hơn.
Đứng trước mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, đạt 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, các doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác đang không ngừng đẩy mạnh số hóa quản lý và kinh doanh.
Nhằm triển khai, thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của chính phủ về thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch số 136/KH-UBND thực hiện Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Tham gia Dự án của Bộ Công Thương và Samsung Việt Nam, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đã được đào tạo và hướng dẫn để hoạch định chiến lược cũng như xây dựng một lộ trình xuyên suốt hướng tới “nhà máy thông minh”, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. (Nguồn: Tạp chí Công Thương)