Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt lưu ý Đà Nẵng không chỉ phát triển dịch vụ du lịch mà phải chú trọng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao để không rơi vào tăng trưởng âm khi có biến động
Cùng với nhiệm vụ cấp điện ổn định phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) đẩy mạnh cung cấp dịch vụ điện trên nền tảng công nghệ số, qua đó, giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ điện, thông qua website, ứng dụng zalo... nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ.
Với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung Khu công nghiệp hỗ trợ Khu công nghệ cao Đà Nẵng vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển, giải quyết cùng lúc nhiều bài toán mà các nhà đầu tư đặt ra cho Đà Nẵng khi tìm hiểu đầu tư vào thành phố.
Đà Nẵng đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội (GRDP) năm 2021 tăng 6% so với năm 2020. Sau một năm 2020 kinh tế trượt dốc do ảnh hưởng của thiên tai và tác động của dịch Covid-19, cần có giải pháp và hướng đi cụ thể để đáp ứng được mục tiêu này.
Trong chiến lược phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045, Đà Nẵng được xác định nhiệm vụ “phát triển điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin gắn với nền kinh tế số” là 1 trong 5 nhiệm vụ ưu tiên triển khai; đồng thời đặt mục tiêu đến năm 2025, công nghệ thông tin đóng góp vào 10% GRDP của thành phố và năm 2030 là 15% GRDP.
Nhìn lại chặng đường 5 năm qua (2015 – 2020), PC Đà Nẵng đã triển khai và ứng dụng nhiều công nghệ vào công tác kiểm tra giám sát mua bán điện đạt kết quả tốt.
Xác định sản phẩm lốp Radial là sản phẩm chủ lực trong tương lai gần và cũng chính là sản phẩm xuất khẩu lớn nên Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) đặt ra mục tiêu hàng đầu về chất lượng phải mang tầm quốc tế. Việc tìm kiếm đối tác để hợp tác cũng phải đủ uy tín, đủ lớn để triển khai có hiệu quả và đạt mục tiêu cao.
Việc thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao (CNC) đạt những kết quả tích cực với 3 dự án mới trong nước được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn là 531 tỷ đồng và một dự án FDI có tổng vốn 60 triệu USD. Riêng dự án FDI chiếm 74,8% tổng vốn FDI thành phố thu hút được trong những tháng qua. Nhiều dự án đã tiến hành khởi công trong thời gian gần đây.
Khu công viên phầm mềm số 2 (giai đoạn 1) khi hoàn thành và đi vào sử dụng sẽ đáp ứng cho khoảng 6.000 vị trí làm việc trực tiếp trong lĩnh vực công nghệ thông tin(CNTT), công nghệ số. Đây là một trong những bước đi của TP. Đà Nẵng hiện thực hóa mục tiêu đưa công nghiệp CNTT trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Ngày 17/10, dự án Công nghệ thông tin kỹ thuật cao đầu tiên về Nghiên cứu sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử công nghệ cao STM (Surface Mount Technology) được đưa vào vận hành tại Đà Nẵng.
Những thành tựu và đột phá trong phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin thời gian vừa qua đã cho thấy sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị của thành phố Đà Nẵng trong nỗ lực thúc đẩy hiệu quả các thế mạnh làm động lực tăng trưởng kinh tế .
Trong suốt 2 đợt chống dịch COVID-19 vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp, nhà máy trong khu công nghệ cao và các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng vẫn duy trì sản xuất.
Sáng ngày 06/10, tại TP. Đà Nẵng diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Xúc tiến & Hỗ trợ đầu tư TP. Đà Nẵng và Trung tâm Phát triển giải pháp về linh kiện xe hơi tại Việt Nam thuộc Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng (LG Việt Nam)
Sau một thời gian cập nhật cơ sở dữ liệu, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) đã đưa vào sử dụng các chức năng mới trên chương trình quản lý kỹ thuật PMIS.
Mới đây, Ban quản lý (BQL) Khu công nghệ cao (CNC) và các Khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo “Vai trò và giải pháp ươm tạo doanh nghiệp CNC tại Khu CNC Đà Nẵng”.
Đó là những nhiệm vụ trọng tâm phát triển công nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2020 – 2025 của Kế hoạch số 2812/KH-UBND được UBND thành phố Đà Nẵng ban hành nhằm triển khai thực hiện chuyên đề của Thành ủy
Sau dịch COVID-19, nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc, các tập đoàn lớn đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư sang các thị trường mới, trong đó có Việt Nam. Để kịp thời đón làn sóng đầu tư mới, Đà Nẵng đang đẩy nhanh hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chuẩn bị quỹ đất, chính sách ưu đãi... để thu hút doanh nghiệp.