Bộ Công Thương được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 và phát triển sản xuất thông minh giai đoạn đến năm 2030.
Bộ trưởng Bộ TT&TT vừa ban hành Chỉ thị 22 về tăng cường công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet. Trong đó, đặc biệt yêu cầu áp dụng công nghệ mới để phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn hành vi tấn công mạng, đảm bảo hệ thống thông tin.
Sở hữu trí tuệ là điều bất cứ một công ty nào, tổ chức nào cũng muốn khi phát triển công nghệ riêng của mình. Ngay từ đầu, Viettel hiểu và xác định rất rõ, một tổ chức mà muốn đứng được ở trên thị trường công nghệ cao thì bắt buộc phải có sở hữu trí tuệ.
Dưới đây là cuộc trao đổi với ông Trần Việt Hòa, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương về định hướng của Bộ Công Thương xây dựng Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao giai đoạn đến 2030.
Từ cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, ông chủ Đức Đại Phát gặt hái được thành công nhờ đầu tư, áp dụng công nghệ mới, là mô hình tiêu biểu trong sản xuất gỗ công nghệ cao.
Đại học Bang Washington của Mỹ phát triển phương pháp mới giúp chuyển đổi rác thải nhựa thành nhiên liệu máy bay và các sản phẩm hydrocarbon có giá trị.
Những năm qua, trong quá trình sản xuất, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí đã không ngừng đầu tư công nghệ, nghiên cứu, cải tiến thiết bị phù hợp với điều kiện sản xuất để đảm bảo thân thiện với môi trường.
Dự án dự kiến sản xuất 100 triệu sản phẩm chiếu sáng xanh, thông minh và sản phẩm điện tử công nghệ cao, sử dụng khoảng 1.400 người lao động trong giai đoạn hoạt động ổn định.
Nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, ông Trần Việt Hòa - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương đã có những chia sẻ về hỗ trợ của Bộ Công Thương giúp doanh nghiệp chuyển đổi số.
Hệ thống robot có thể hoạt động độc lập hay phối hợp một cách tin cậy, thay thế hoàn toàn nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân trong các khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao đưa vào sử dụng có ý nghĩa to lớn trong phòng chống dịch bệnh, đặc biệt khi dịch COVID-19 bùng phát như hiện nay.
Chú trọng một số công nghệ ưu tiên cần tập trung phát triển để chủ động tham gia Cuộc cách mạng 4.0 như (i) công nghệ về sức khỏe, (ii) trí thông minh nhân tạo, (iii) vật liệu mới, (iv) tích trữ năng lượng...
Giới chuyên môn cho rằng , công nghệ mạng 6G sẽ là một cuộc cách mạng lớn so với các thế hệ mạng trước đó, có thể biến các mạng di động ở các quốc gia trở thành một mạng di động duy nhất trên toàn thế giới,
Công ty Cổ phần TEDCO Việt Nam đã phát triển “Hệ thống giám sát và cảnh báo cháy tự động ứng dụng công nghệ IoT”, giúp nhanh chóng phát hiện và xử lý sự cố cháy, nổ.
Khu Công nghệ cao TP.HCM đặt mục tiêu thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025 đạt 3 tỷ USD với trên 50 dự án công nghệ cao, trong đó thu hút thành công từ 1-2 tập đoàn công nghệ cao của thế giới.
Nhằm tăng năng suất lao động, ngăn ngừa sự cố, giảm tổn thất điện năng, đảm bảo cung cấp nguồn điện an toàn, liên tục phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc đã áp dụng công nghệ sửa chữa điện nóng (hotline).
Sự phát triển của AI, Big Data và giá trị của dữ liệu đã thúc đẩy tạo ra những giá trị mới, giúp doanh nghiệp hoạt đông nhanh hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn. Giờ đây, vị thế của các doanh nghiệp hoạt động dựa trên dữ liệu đã thay đổi, trở thành người dẫn đầu thị trường. Trong đó, các xu hướng như: Điện toán hiệu năng cao, Công nghệ container hay Lưu trữ thông minh... đang là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp.
Tại một hội nghị phân tích toàn cầu của Huawei, ông Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của Huawei cho rằng, công nghệ 6G sẽ có mặt trên thị trường vào khoảng năm 2030.