Thứ sáu, 29/03/2024 | 08:19 - GMT+7

Công nghệ 6G dự kiến sẽ được thương mại hóa từ năm 2028

Giới chuyên môn cho rằng , công nghệ mạng 6G sẽ là một cuộc cách mạng lớn so với các thế hệ mạng trước đó, có thể biến các mạng di động ở các quốc gia trở thành một mạng di động duy nhất trên toàn thế giới,

18/05/2021 - 09:06
Cuộc chạy đua ráo riết cho mạng 6G giữa các nước đứng đầu về công nghệ đã nhen nhóm trong nhiều năm qua, khi mạng 5G ngày càng trở nên phổ biến. Có thể kể đến một số quốc gia và khu vực trên thế giới đã tham gia cuộc đua nghiên cứu triển khai công nghệ mạng 6G như Mỹ, Phần Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu…

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Các quốc gia, doanh nghiệp tham gia cuộc đua 6G từ sớm sẽ có lợi thế rất lớn khi sở hữu các bằng sáng chế liên quan đến các tiêu chuẩn truyền thông, nhờ đó có cơ hội thu về lợi nhuận khổng lồ thông qua việc bán thiết bị cùng phần mềm. Dự báo, giá trị thị trường 6G trên toàn thế giới có thể đạt 1.773,09 tỷ USD vào năm 2035, với những cái tên nổi bật như Apple, Nokia, AT&T, T-Mobile US, Verizon Communications, Intel, Huawei Technologies, LG Corporation, Cisco Systems và Sony.

Hiện, vị trí dẫn đầu đang thuộc về Samsung Electronics và Huawei Technologies, đặc biệt trong việc lắp đặt các trạm phát sóng mặt đất - yếu tố quan trọng sẽ làm nên xương sống cho các mạng di động tương lai. Theo đó, hoạt động chuẩn hóa thông số kỹ thuật cho mạng 6G sẽ được triển khai từ năm 2023 - động thái nhiều khả năng thúc đẩy việc phát triển thiết bị và linh kiện, giúp tiến trình thương mại hoá mạng 6G diễn ra sớm hơn nữa, vào năm 2027.

Tháng trước, Chính phủ Đức cho biết họ đã lên kế hoạch cung cấp nguồn tài chính lên tới 700 triệu euro (khoảng 852 triệu USD) cho việc nghiên cứu các công nghệ 6G đến năm 2025.

Về phía Trung Quốc, Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia nước này (CNIPA) tuyên bố, quốc gia tỷ dân đang dẫn đầu thế giới về số bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mạng 6G. Cụ thể, Trung Quốc chiếm 35% trong số khoảng 38.000 bằng sáng chế liên quan đến 6G trên thế giới, tương đương 13.449 bằng sáng chế. Đứng thứ 2 là Mỹ với số bằng sáng chế chiếm 18%. Trong khi Mỹ và châu Âu đã khởi động các dự án nghiên cứu 6G, tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo lợi ích, CNIPA nói rằng Trung Quốc đã "tận dụng lợi thế công nghệ từ mạng 5G để tiếp tục đi đầu".

Liên quan đến việc thương mại hóa 6G, Chủ tịch luân phiên của nhà cung cấp thiết bị viễn thông Huawei của Trung Quốc, ông Eric Xu cho rằng, dự kiến công nghệ 6G sẽ được tung ra thị trường vào khoảng năm 2030.

Ông Eric Xu cho biết, Huawei hiện đang làm việc để xác định các thông số kỹ thuật chính của công nghệ 6G, đồng thời nói thêm rằng công ty có thể sớm phát hành sách trắng 6G. “Chúng tôi đang làm việc với những người chơi khác trong ngành công nghiệp di động để xác định 6G thực sự là gì. Có thể trong tương lai gần, chúng tôi sẽ tung ra sách trắng 6G của mình. 
Ở thời điểm hiện tại, dù mạng 5G vẫn chưa thật sự phổ biến (ước tính cuối năm 2020 mới có 2% trong số tám tỷ thuê bao di động toàn cầu sử dụng 5G), song nhiều công ty, tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đã bắt đầu khởi động việc nghiên cứu mạng di động thế hệ thứ 6 - mạng 6G.

Theo các hướng nghiên cứu hiện nay, tốc độ lý thuyết của mạng 6G sẽ là một Tb/giây, cao hơn khoảng 100 lần tốc độ lý thuyết của mạng 5G (10 Gb/giây). Công nghệ mới cũng sẽ có độ phủ rộng và tiết kiệm năng lượng hơn so thế hệ trước đó. Quan trọng nhất, 6G kỳ vọng sẽ giải quyết được các hạn chế của mạng 5G hiện nay. Cụ thể, dù được coi là mạng lưới kết nối vạn vật (IoT), nhưng 5G vẫn còn khoảng cách khá xa để đạt được tính phổ quát khắp nơi do gặp hạn chế về khả năng truyền tín hiệu ở độ cao nhiều nghìn mét so mặt đất hay ở sâu dưới mặt đất hoặc đáy biển. Trong khi đó, 6G lại được định hướng nghiên cứu để đáp ứng cả khả năng kết nối thông minh, kết nối sâu, kết nối không đồng nhất và kết nối khắp nơi.
Hà Trần
Tag:

Cùng chuyên mục

Ngành thông tin và truyền thông với sứ mệnh chuyển đổi số của Hà Nội

28/02/2024 - 08:32

Ngành Thông tin và nhiều thành tựu, đóng góp xứng đáng vào lịch sử phát triển của Thủ đô Hà Nội và đất nước. Bước vào giai đoạn đưa các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân, của các cơ quan, tổ chức và DN lên môi trường số, ngành Thông tin và Truyền thông đã ghi dấu ấn với sứ mệnh dẫn dắt chuyển đổi số, góp phần hiện thực hóa mục tiêu, khát vọng vì Việt Nam hùng cường.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 0
  • 0
  • 7
  • 8
  • 7
  • 6