Bên cạnh trợ sức cho doanh nghiệp công nghiệp nông thôn đổi mới sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Cục Công Thương địa phương) đã chủ động hỗ trợ chuyển đổi số, giúp các đối tượng này bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạn chế do dịch bệnh.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia, việc phát triển đô thị thông minh cũng chính là quá trình thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi đô thị, thành phố đó. Nói cách khác, phát triển đô thị thông minh không thể tách rời mà phải gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số tại địa phương.
Vừa qua, tại các điểm cầu Hà Nội, TP. HCM và Vũng Tàu đã diễn ra buổi họp trực tuyến báo cáo các nội dung theo chương trình giám sát hàng năm của Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đối với BIENDONG POC năm 2021.
Kết quả đánh giá chỉ số chuyển đổi số (DTI) cho thấy, chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2020 đang trong giai đoạn bắt đầu.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố bảng xếp hạng chuyển đổi số quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh năm 2020 (chỉ số chuyển đổi số - DTI). Kết quả, Bắc Giang lọt tốp 10 tỉnh, TP dẫn đầu cả nước. Đây là thông tin vui đối với tỉnh nhà, nhân dịp này, phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn ông Trần Minh Chiêu, Giám đốc Sở TT&TT, Phó trưởng Ban chỉ đạo CĐS của tỉnh.
Chiều ngày 22/10/2021, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã chủ trì Hội Nghị Chuyển đổi số ngành GTVT.
“Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam” được EVN lựa chọn làm chủ đề của năm 2021”. Để chuyển đổi số thành công bên cạnh các yếu tố về công nghệ, Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3)- đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã từng bước chuyển đổi từ nhận thức sang hành động.
Nhiều ý kiến cho rằng, khi thế giới phục hồi sau khủng hoảng COVID-19, thì chuyển đổi số sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Các quốc gia đã và đang cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu để có uy thế về công nghệ số, và nước ta đã thể hiện rõ mong muốn tham gia cuộc đua bằng cách coi chuyển đổi số là một trong những mục tiêu trọng tâm trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.
Sáng ngày 19/10, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã có buổi nói chuyện xoay quanh chủ đề “Chuyển đổi số Quốc gia – Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp nhà nước” tại Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương. Tham dự có Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ TT&TT.
Ngày 18/10, Bộ TT&TT chính thức phát động Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật (Bug Bounty) cho tất cả các nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Đây là chương trình được mở rộng quy mô từ chiến dịch Tìm kiếm lỗ hổng bảo mật trên các nền tảng công nghệ phòng, chống dịch đã được phát động vào ngày 4/10.
Lịch sử đã chứng minh, sau mỗi cuộc đại khủng hoảng, kinh tế xã hội lại có những bước phát triển nhảy vọt. Dịch bệnh Covid-19 khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phải đối diện với những khó khăn chưa từng có, buộc doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số như một yếu tố sống còn. Đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp thích nghi và bứt tốc.
Trong các Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, những khái niệm như: Chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số đã lần đầu tiên được đề cập. Nội hàm của những khái niệm này cũng được nhấn mạnh nhiều lần trong mục tiêu, quan điểm phát triển và các đột phá chiến lược.
Chuyển đổi số ở Việt Nam vẫn đang được bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong những năm qua, Chính phủ cũng đã nỗ lực đẩy mạnh quá trình này thông qua những sáng kiến, chính sách mang tầm quốc gia để tạo tiền đề cho sự hội nhập của xu thế mới này.
Mới đây, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố hoạt động “Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo - Hệ sinh thái khởi nghiệp” (USAID WISE) nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0 và hướng tới nền kinh tế số ở Việt Nam.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, trong 9 tháng năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng Tổng công ty đã nỗ lực thực hiện mọi giải pháp để bảo đảm cấp điện, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của 27 tỉnh, thành phố miền Bắc.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đẩy mạnh chuyển đổi số, không ngừng ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN4.0, tận dụng sức mạnh của công nghệ số, dữ liệu số để nâng cao hiệu quả SXKD, tạo giá trị gia tăng mới nhằm phục vụ tốt nhất cho các hoạt động của Tập đoàn.
Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng diễn ra ngày càng nhanh và mạnh, đặc biệt là do tác động của đại dịch Covid-19 đòi hỏi các trường đại học phải chuyển đổi số quyết liệt hơn.
EVN đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành chuyển đổi số vào năm 2022 và tiếp đó trở thành doanh nghiệp số. Từ mục tiêu dài hạn cùng với các công tác cụ thể trong năm Chuyển đổi số 2021 của Tập đoàn, PC Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp để xây dựng tiền đề thực hiện các kế hoạch được giao. Trong đó, công tác An toàn vệ sinh lao động ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực với nhiều hoạt động hưởng ứng chủ đề công tác năm do EVN xây dựng.