Chủ nhật, 28/04/2024 | 02:38 - GMT+7

Điện lực Cao Bằng ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa lưới điện

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn điện đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, PC Cao Bằng (PC Cao Bằng) đã đẩy mạnh lắp đặt, xây dựng hệ thống lưới điện theo hướng thông minh, hiện đại.

20/06/2023 - 08:03
Hiện nay tỉnh Cao Bằng đang quản lý hệ thống lưới điện trung áp gồm 20 lộ đường dây 35kV và 6 lộ đường dây 22kV. Hệ thống được xây dựng với kết cấu hình tia, vận hành thường mở. Để hoạt động cung cấp điện diễn ra đầy đủ, an toàn, đáp ứng đời sống sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp, PC Cao Bằng xác định phải thiết lập hệ thống kết nối, ứng dụng công nghệ để kiểm tra, giám sát liên tục hệ thống đường dây.
Trên cơ sở đó, công ty đã lắp đặt liên kết hệ thống đường dây và triển khai thiết lập tự động hóa các mạch vòng. Toàn bộ hệ thống lưới điện được triển khai liên kết với nhau theo 22 mạch vòng, giám sát bởi 166 thiết bị điều khiển từ xa, kết nối trực tiếp về hệ thống SCADA tại Trung tâm điều khiển xa Cao Bằng. Sự thay đổi giúp tăng tỷ lệ thao tác từ xa thành công trên 98%. Các mạch vòng đảm bảo đồng vị pha để trao tác khép vòng, chuyển lưới không gây gián đoạn cung cấp điện. 
Thao tác xa máy cắt đường dây trung áp tại Trung tâm điều khiển xa (Ảnh: pccaobang.vn/)
Tháng 4 vừa qua, PC Cao Bằng đã triển khai dự án “Tự động hóa mạch vòng lưới điện trung áp khu vực tỉnh Cao Bằng năm 2023”. Hoạt động chính của dự án gồm: Thay thế 6 máy cắt (Recloser), lắp mới 2 Recloser, 1 cầu dao phụ tải có điều khiển (LBS); Thiết lập kết nối 13 Recloser, 1 LBS; Triển khai tự động hóa 3 mạch vòng lưới điện trung áp; xây dựng cơ sở dữ liệu tại Trung tâm điều khiển xa Cao Bằng; Định vị sự cố; Cô lập sự cố, chuyển đổi nguồn cung cấp điện. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành trong tháng 6 năm 2023, góp phần nâng cao chất lượng cung cấp điện, tự động hóa lưới điện.
Theo đại diện PC Cao Bằng, việc ứng dụng tự động hóa các mạch vòng có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số trên lưới điện trung áp, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng lưới điện thông minh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. 
Đồng thời triển khai lưới điện kết nối trực tiếp với hệ thống SCADA làm thay đổi hoàn toàn phương thức vận hành lưới điện truyền thống. Nhờ hệ thống SCADA, người vận hành có thể giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu trên toàn lưới điện một cách kịp thời, nhanh chóng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Các thao tác đối với hệ thống thiết bị, thu thập thông số kỹ thuật tại các trạm đều được thực hiện tự động. Mọi hoạt động đóng cắt, vận hành lưới, giám sát quá trình hoạt động, thu thập dữ liệu của trạm qua các thao tác điều khiển từ xa, giám sát qua hệ thống camera từ Trung tâm điều khiển từ xa. 
Ngoài ra, triển khai hệ thống tự động hóa trên toàn lưới điện giúp giảm nhân lực vận hành, giảm thời gian thao tác, rút ngắn thời gian bảo trì, xử lý sự cố trạm biến áp. Khi điều kiện thời tiết bất lợi, sử dụng hệ thống SCADA để thao tác cắt điện các đường dây, trạm biến áp giúp rút ngắn thời gian thực hiện cấp điện trở lại cho khách hàng được nhanh hơn, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn cho người và thiết bị. 
Cũng trong nhiệm vụ hiện đại hóa lưới điện, PC Cao Bằng đã triển khai lắp đặt công tơ điện tử kết hợp hệ thống thu dữ liệu đo đếm từ xa thay thế cho công tơ truyền thống. Khi hoàn thành sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý sản xuất, vận hành kinh doanh điện năng, mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng.
PC Cao Bằng quản lý gần 149.000 công tơ bán điện cho khách hàng. Nhằm tăng cường hiện đại hóa lưới điện theo lộ trình chuyển đổi số, PC Cao Bằng đã đẩy nhanh tiến độ thay thế, lắp đặt công tơ điện tử cho khách hàng. Tính đến nay, công ty đã lắp đặt và đang vận hành hơn 104.000 công tơ điện tử đo xa, đạt tỷ lệ 70,10%. Trong lộ trình tiếp theo, PC Cao Bằng nỗ lực đến hết năm 2023 sẽ chuyển đổi được 86,5% công tơ sang công tơ điện tử. Đến hết năm 2025 cơ bản lắp đặt xong toàn bộ bán điện cho khách hàng là công tơ điện tử. 
Công nhân Điện lực thành phố thay thế công tơ điện tử đo xa (Ảnh: baocaobang.vn/)
Ông Nông Khải Hoàn - Phó Giám đốc PC Cao Bằng cho biết: Hiện đại hóa công tơ điện tử từ xa thay cho công tơ cơ khí là một bước trong lộ trình chuyển đổi số công tác kinh doanh và phục vụ khách hàng được EVNNPC và PC Cao Bằng triển khai thực hiện. Mục đích sử dụng công tơ điện tử đo xa nhằm minh bạch hoạt động mua bán giữa khách hàng và ngành điện; đồng thời giảm áp lực cho người lao động, tiết kiệm chi phí nhân công. Trước đây công nhân ngành điện sẽ phải đi ghi chỉ số tiêu thụ điện hàng tháng của từng khách hàng thì hiện nay khi công tơ điện tử được lắp đặt, các dữ liệu từ thiết bị sẽ được thu thập và chuyển tự động về trung tâm điều hành máy chủ để tính toán hóa đơn. 
Đối với khách hàng, sử dụng công tơ điện tử giúp người tiêu dùng được đảm bảo quyền lợi sử dụng điện khi các chỉ số được thu chính xác 100%. Khách hàng có thể quan sát lượng điện năng tiêu thụ hàng ngày qua các kênh, phần mềm tiện ích của ngành điện để điều chỉnh sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả nhất. Về phía ngành điện, việc lắp đặt công tơ điện từ xa giúp nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, giảm nhân công lao động trực tiếp, giảm chi phí từ hoạt động quản lý thủ công như ghi chỉ số công tơ thủ công, lập hóa tiền điện, nâng cao hiệu quả quản lý giám sát thông số và vận hành.
Triển khai toàn diện, hiệu quả các dự án chuyển đổi số đánh dấu bước đột phá về công nghệ và tư tưởng đổi mới của PC Cao Bằng. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng đổi mới trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, phát triển mô hình sản xuất kinh doanh kiểu mới, tiến lên hiện đại, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu thời gian ngừng cung cấp điện, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Kết quả thu được không chỉ giúp PC Cao Bằng hoàn thành mục tiêu phát triển lưới điện thông minh theo quyết định số 670/QĐ-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mà còn góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ, hướng tới sự hài lòng của khách hàng mà còn phù hợp với lộ trình chuyển đổi số của EVN.
Quang Ngọc


Cùng chuyên mục

Sản phẩm công nghệ cao, công nghệ xanh cho người tiêu dùng và sản xuất

26/04/2024 - 08:32

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Trung tâm Giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị (Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia) phối hợp Hội Tự động hóa Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội Kinh tế số, Chi hội Doanh nhân xúc tiến thương mại quốc tế tổ chức “Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh lần đầu được giới thiệu đến người tiêu dùng và cho sản xuất.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 6
  • 9
  • 6
  • 0
  • 3