Thứ sáu, 03/05/2024 | 14:07 - GMT+7

TP Hồ Chí Minh: Chỉ số phát triển công nghiệp 7 tháng đầu năm 2017 tăng 7,6%

Theo thông tin từ UBND thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số phát triển công nghiệp 7 tháng đầu năm 2017 của thành phố tăng 7,6% so với cùng kỳ.

12/08/2017 - 14:57

Theo thông tin từ UBND thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số phát triển công nghiệp 7 tháng đầu năm 2017 của thành phố tăng 7,6% so với cùng kỳ, trong đó bốn ngành công nghiệp trọng yếu gồm cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm tăng 10,48%. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Với đà tăng trưởng này, Hồ Chí Minh có thể đạt chỉ tiêu tăng trưởng đề ra trong năm 2017 là từ 8,4-8,7%.

Cụ thể, ngành cơ khí - chế tạo tăng 21,03% so với cùng kỳ, ngành điện tử - công nghệ thông tin thành phố ước tăng 12,4% và ngành chế biến tinh lương thực - thực phẩm ước tăng 5,69%.

Để có được mức tăng 7,6% ở trên, theo ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương Tp.Hồ Chí Minh là do chính sách phát triển công nghiệp, nhất là thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo nguồn vốn, mặt bằng chương trình hỗ trợ khác... phát huy hiệu quả. Trong đó có Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ góp phần thúc đẩy công nghiệp thành phố phát triển, sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường. 

Song song với đó, thành phố Hồ Chí Minh cũng ban hành và triển khai nhiều chương trình, chính sách có tác động mạnh, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp. 

Để đạt các mục tiêu đề ra trong năm 2017, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các sở ngành, quận huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan... đồng thời, hoàn chỉnh hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

Ngoài ra, thành phố sẽ đẩy mạnh giới thiệu các Chương trình kết nối cung-cầu, Chương trình kết nối doanh nghiệp-ngân hàng, Chương trình kích cầu thông qua đầu tư, Chương trình bình ổn thị trường... để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu để tăng năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của ngành, sản phẩm công nghiệp.

Hà Nguyễn

Cùng chuyên mục

Cần chính sách đột phá phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

22/04/2024 - 08:40

Theo các chuyên gia, để nắm bắt cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, cần có cơ chế, chính sách đột phá như: Hỗ trợ học phí, các ưu đãi về đất đai để xây dựng các cơ sở nghiên cứu, sản xuất và đào tạo...

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 3
  • 2
  • 1
  • 1
  • 9
  • 4