Mở rộng khu công nghệ cao là việc điều chỉnh tăng quy mô diện tích khu công nghệ cao, trong đó khu vực mở rộng có ranh giới lân cận hoặc liền kề, có thể kết nối, sử dụng chung hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật với khu công nghệ cao đã được hình thành trước đó.
Sáng 30/11 theo giờ địa phương, trong chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Kacir.
Việt Nam muốn đi xa phải đi cùng KHCN. Khu công nghệ cao (KCNC) là cái nôi sản sinh trí tuệ KHCN, thử nghiệm và triển khai công nghệ mới, lần đầu đưa công nghệ mới ra thị trường.
Thông tin tại Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng lần thứ 13 khai mạc hôm nay (13/10) cho biết: Từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 16 dự án, gồm 04 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vốn đầu tư 137 triệu USD và 12 dự án trong nước vốn đầu tư 1.216 tỷ đồng.
Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh hợp tác với Công ty Cadence phát triển nhân lực lĩnh vực điện tử, phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam.
Ngày 16/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy vai trò của Khu Công nghệ cao trong chiến lược phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo đến năm 2030”.
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm thu hút nguồn vốn đầu tư vào khu CNC ở một số quốc gia châu Á, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trong phát triển các khu CNC tại Việt Nam.
Đến nay, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút được gần 100 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 94.760 tỷ đồng. Trong đó có 86 dự án trong nước và 14 dự án đầu tư nước ngoài.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định về khu công nghệ cao nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động của các khu công nghệ cao.
Trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) đã và đang chuyển đổi lấy năng suất, chất lượng làm cơ sở và chủ động thương mại hóa các sản phẩm từ nghiên cứu.
Trong bối cảnh bị cạnh tranh mạnh mẽ từ những mô hình khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất mới trên cả nước, Khu Công nghệ cao TP HCM cần đổi mới, đột phá để duy trì lợi thế cạnh tranh và thu hút nhà đầu tư.
Bộ KH&CN đề xuất tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương thực hiện cơ chế một cửa tại khu công nghệ cao (CNC); hình thành hệ sinh thái các khu CNC; thu hút nguồn lực từ xã hội để đầu tư hạ tầng cho phát triển các khu CNC.
Ngày 24-3, Bộ trưởng KH-CN Huỳnh Thành Đạt đã chủ trì hội thảo về mô hình và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghệ cao của Việt Nam để nghe ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ngày 21/2, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, tỉnh này đang triển khai xây dựng đề án Khu công nghệ cao đa ngành, dạng mở nằm ở xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc) với tổng diện tích 1.081ha.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã có khoảng hơn 700 ha đất sạch với hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại, đồng bộ. Có thể khẳng định, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất, mang tính quyết định trong quá trình hình thành và phát triển để bắt đầu chuyển sang giai đoạn bứt phá mạnh mẽ trong công tác thu hút đầu tư, phát triển khoa học và công nghệ.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc chưa phát triển được như kỳ vọng nhưng đã cơ bản thiết lập được các thành tố quan trọng, có tính chất nền móng đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra như: Thúc đẩy chuyển giao công nghệ vào Việt Nam; xây dựng và phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam; liên kết giữa sản xuất, nghiên cứu - triển khai; chuẩn bị nguồn nhân lực công nghệ cao cho Việt Nam; hình thành vườn ươm công nghệ cao… đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.