Ngoài tăng tốc xúc tiến, thu hút đầu tư, TP. Đà Nẵng đang triển khai Đề án phát triển chip bán dẫn và vi mạch, trong đó hai lãnh đạo Thành phố được phân công làm Tổ trưởng Tổ công tác và Tổ tư vấn.
Năm 2023 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Thừa Thiên Huế trong tiến trình thực hiện mục tiêu đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Hơn 100 nhà khoa học đã tham dự Hội nghị Quốc tế RIVF 2023, một sự kiện khoa học lớn dành cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ máy tính và truyền thông trên toàn thế giới được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đăng cai tổ chức từ ngày 23 – 25/12/2023 tại Hà Nội.
“Công nghệ bán dẫn - Nền tảng của thế giới hiện đại” là phiên mở màn chuỗi tọa đàm “Khoa học và Cuộc sống”, nằm trong Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023.
Sáng 30/11 theo giờ địa phương, trong chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Kacir.
Trong định hướng phát triển của TPHCM về công nghiệp, ngoài 4 ngành công nghiệp chủ lực, Thành phố sẽ phát triển 5 ngành công nghiệp mới, gồm điện tử bán dẫn, công nghệ sinh học, dược, robotic tự động hóa và các ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) công nghệ cao.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Nam Định trở thành tỉnh phát triển về công nghiệp, du lịch, dịch vụ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, phù hợp với tình hình thực tế và xu thế phát triển của vùng, quốc gia, khu vực, quốc tế, tỉnh đã tăng cường huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế.
Việt Nam có 48/63 tỉnh, thành phố đang triển khai đề án phát triển đô thị thông minh. Hơn 40 địa phương đã triển khai Trung tâm điều hành thông minh (IOC) cấp tỉnh và gần 100 IOC cấp huyện, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, phát triển các ứng dụng cảnh báo.
Tại buổi tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Jose Fernandez, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đề nghị hai Cơ quan cần sớm thành lập Nhóm công tác trong lĩnh vực bán dẫn và phát triển ngành công nghiệp mang tính chất nền tảng tại Việt Nam.
Phát triển kinh tế số đang ngày càng lan tỏa tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam tạo nên sự biến đổi to lớn, nhanh chóng đối với mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và trở thành một thành phần kinh tế, đóng góp tỷ trọng ngày càng cao trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khẳng định: “Nhật Bản là quốc gia có thế mạnh trong các lĩnh vực công nghệ cao, vật liệu mới,... đây là lĩnh vực mà tỉnh đang kêu gọi đầu tư để đưa Bắc Ninh trở thành Vùng phát triển công nghiệp, công nghệ cao”.
Để thu hút các dự án và làm chủ công nghệ cao, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh kiến nghị cần nhanh chóng hoàn thiện pháp luật về phát triển công nghệ cao, khu công nghệ cao. Thực hiện vai trò kiến tạo của nhà nước; đồng thời, giao nhiệm vụ tiên phong kiến tạo xây dựng một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược cụ thể cho các khu công nghiệp quốc gia.
Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đang được triển khai quyết liệt; công tác phát triển nhân lực số đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt hàng trăm ngàn nhân lực số, chất lượng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số.
Việt Nam muốn đi xa phải đi cùng KHCN. Khu công nghệ cao (KCNC) là cái nôi sản sinh trí tuệ KHCN, thử nghiệm và triển khai công nghệ mới, lần đầu đưa công nghệ mới ra thị trường.
Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu với doanh nghiệp. Đối với Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm - thăm dò - khai thác dầu khí, hoạt động sản xuất áp dụng nhiều loại hình công nghệ cao, chuyển đổi số lại càng có vai trò quan trọng.