Ngày 17-3, Ban Biên tập Báo Nhân Dân phối hợp Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức hội thảo khoa học - thực tiễn: "Bắc Ninh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng công nghiệp công nghệ cao, hiệu quả, thân thiện".
Quyết định số 68/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/1/2017 là cơ hội để ngành Công nghiệp tỉnh Nam Định khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Các nhà máy thông minh trong đó các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định có vẻ sẽ không còn xa xôi nữa.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Cộng hòa Liên bang Đức, chiều 6/7/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp một số doanh nghiệp lớn tại Đức về sản xuất ô tô, hàng không và ngân hàng.
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được coi là bài toán căn cơ để giải quyết tình trạng nhập siêu của Việt Nam cũng như tạo cơ sở để thu hút đầu tư quốc tế, đặc biệt là từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến. Do đó, cần tập trung các nguồn lực để thúc đẩy phát triển CNHT.
Ngành công nghiệp điện tử đang có mức tăng trưởng hàng năm khá cao, song do nền công nghiệp hỗ trợ kém và lệ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu nhập khẩu nên dẫn đến giá trị thu về chẳng được bao nhiêu.
Ngày 19/11, hội nghị môi trường đô thị và khu công nghiệp khu vực miền Bắc năm 2016 đã được tổ chức. Hội nghị do Công ty môi trường và dịch vụ đô thị thành phố Ninh Bình đăng cai.
Trước khi quyết định đưa sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành ô tô vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xét trên những góc độ lợi ích khác nhau, lượng hoá và phân tích các tác động, không phải là quyết định mang tính chất cảm tính.
9 tháng đầu năm 2016, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) sản xuất ô tô, xe máy của Vĩnh Phúc đã đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước với 406,8 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2015, cao hơn 100 tỷ đồng so với công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và gấp 13 lần so với công nghiệp dệt may.
14 doanh nghiệp Hàn Quốc và gần 30 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ô tô đã cùng trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.
Sáng ngày 16/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khởi động dự án phát triển ngành công nghiệp phân phối Việt Nam do Bộ Công Thương phối hợp với Văn phòng đại diện cơ quan hợp tác quốc tế KOICA, Viện Cải cách phát triển Hàn Quốc (ReDl) và Tập đoàn Lotte tổ chức.
Ngày 16/11, trong khuôn khổ các chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT), Cơ quan hợp tác Hàn Quốc (KOICA), Tập đoàn Lotte và Viện Phát triển cải cách Hàn Quốc (ReDI) đã tổ chức lễ khởi động Dự án Xây dựng năng lực nhằm phát triển toàn diện ngành công nghiệp phân phối của Việt Nam.
"Tiềm năng đầu tư ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam còn rất lớn, không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn đầu tư xuất khẩu sang các nước" - đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa tại Hội thảo "Xúc tiến đầu tư công nghiệp chế biến thực phẩm" diễn ra chiều 16/11 tại TP. Hồ Chí Minh.