Thứ bảy, 20/04/2024 | 10:33 - GMT+7

Công nghiệp 4.0: Cuộc cách mạng 'sản xuất thông minh'

Các nhà máy thông minh trong đó các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định có vẻ sẽ không còn xa xôi nữa.

10/08/2017 - 09:24

Các nhà máy thông minh trong đó các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định có vẻ sẽ không còn xa xôi nữa.

Đây là viễn cảnh được các chuyên gia hình dung tại hội thảo "Cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng dụng IoT vào sản xuất thông minh" do Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Công ty TNHH Thương mại và đầu tư phát triển công nghệ - TECHPRO tổ chức mới đây. Diễn đàn đã đưa ra góc nhìn toàn cảnh và xu thế ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 với nền công nghiệp Việt Nam, trong lĩnh vực sản xuất thông minh.

Sản xuất thông minh: Hướng đi tất yếu

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhận định: So với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam còn một số mặt chưa theo kịp, nhưng với quyết tâm cao của Đảng và Chính phủ trong thời gian tới là phát triển kinh tế xã hội của đất nước không có con đường nào khác ngoài dựa vào KH&CN, ngành KH&CN cần nỗ lực rất nhiều để đáp ứng yêu cầu đó.

Sản xuất thông minh, hướng đi tất yếu.

PGS.TS Tạ Cao Minh, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Tự động hóa Việt Nam cho rằng, với cách mạng công nghiệp 4.0, viễn cảnh các nhà máy thông minh trong đó các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định có vẻ sẽ không còn xa xôi nữa.

Theo các chuyên gia, từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cuối thế kỷ 18, sau hơn 200 năm, nhân loại đang bước vào ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo nhận định và phân tích của các chuyên gia và các nhà kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về phân bố nguồn lực sản xuất, cách thức sản xuất và tiêu dùng nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Nền sản xuất “tự động” đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sẽ sớm chuyển sang nền sản xuất “thông minh”.

Ở Việt Nam, việc “sản xuất thông minh” cũng đã từng bước được áp dụng. Ông Trần Ngọc Tuấn - Phó giám đốc Công ty Cổ phần Tin học Viễn thông Petrolimex cho hay công ty đã ứng dụng thành công và lợi ích đạt được từ ứng dụng IoT vào quản lý và kinh doanh xăng dầu tại hệ thống chuỗi cửa hàng bán xăng dầu của Petrolimex.

Theo Vietnamnet

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 1
  • 9
  • 1
  • 8
  • 1
  • 1