Thứ bảy, 18/05/2024 | 20:04 - GMT+7

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phân phối của Việt Nam

Ngày 16/11, trong khuôn khổ các chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT), Cơ quan hợp tác Hàn Quốc (KOICA), Tập đoàn Lotte và Viện Phát triển cải cách Hàn Quốc (ReDI) đã tổ chức lễ khởi động Dự án Xây dựng năng lực nhằm phát triển toàn diện ngành công nghiệp phân phối của Việt Nam.

17/11/2016 - 08:36

Ngày 16/11, trong khuôn khổ các chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT), Cơ quan hợp tác Hàn Quốc (KOICA), Tập đoàn Lotte và Viện Phát triển cải cách Hàn Quốc (ReDI) đã tổ chức lễ khởi động Dự án Xây dựng năng lực nhằm phát triển toàn diện ngành công nghiệp phân phối của Việt Nam.

Ông Lê Hữu Phúc - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế phát biểu tại lễ khởi động dự án

Phát biểu tại lễ khởi động dự án, ông Lê Hữu Phúc - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Công Thương) cho biết, ngành công nghiệp phân phối của Việt Nam trong những năm vừa qua đã có sự phát triển nở rộ. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định, dân số khoảng 91,7 triệu người, yếu tố toàn cầu hoá gia tăng cũng như hội nhập ngày càng sâu, rộng của Việt Nam đã tạo nên một nền tảng hấp dẫn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ.

Với lợi thế trên, ngày 2/11/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 4362/QĐ-BCT thông qua văn kiện dự án: “Xây dựng năng lực nhằm phát triển toàn diện ngành công nghiệp phân phối của Việt Nam” gồm 2 cấu phần: Triển khai chương trình đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh và thực hiện hợp tác nghiên cứu chính sách tại Hà Nội.

Bộ Công Thương và nhà tài trợ Hàn Quốc đã tìm được các đối tác thực hiện phù hợp. Trường Cao đẳng kinh tế Đối ngoại của Bộ Công Thương tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là đơn vị phối hợp để thành lập trung tâm đào tạo về phân phối.

Lễ ký kết hợp tác trong khuôn khổ dự án giữa Việt Nam và các đối tác Hàn Quốc

Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ tăng cường mở cửa thị trường dịch vụ, bao gồm các dịch vụ phân phối, đối với các nước khác trong ASEAN. Gần đây, Việt Nam đã chứng tỏ là một điểm đến tiềm năng đối với các nhà cung cấp nước ngoài với vị trí địa lý chiến lược, dân số trẻ và dồi dào, nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh, và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Ngoài ra, với hơn 9.000 phân khúc truyền thống trong thị trường phân phối, một loạt các kênh phân phối hiện đại như các cửa hàng tạp hóa, siêu thị và các trung tâm thương mại đã được thiết lập.

Đã có nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu trên thế giới như Big C, Parkson, Zen Plaza, Diamond Plaza, Dairy Farm, Aeon and E-Mart có mạng lưới hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ phân phối nước ngoài đã tạo ra áp lực cạnh tranh và đổi mới đối với các nhà cung cấp dịch vụ phân phối trong nước. Hình thức nhượng quyền thương mại đang có xu hướng phát triển tại Việt Nam với khoảng 104 thương hiệu đã được chuyển nhượng và xuất hiện trên thị trường gồm các thương hiệu nhà hàng, đại lý phân phối và ngân hàng.

Để đẩy nhanh tiến độ của Dự án Xây dựng năng lực nhằm phát triển toàn diện ngành công nghiệp phân phối của Việt Nam, ông Lê Hữu Phúc khẳng định, với kinh nghiệm phát triển vượt trội trong ngành công nghiệp phân phối của Hàn Quốc cả về mặt chính sách lẫn thực tiễn kinh doanh, với các chuyên gia dầy dặn kinh nghiệm đến từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, Viện Phát triển cải cách Hàn Quốc, phối hợp với các chuyên gia của Bộ Công Thương Việt Nam, chúng tôi tin tưởng rằng dự án của chúng ta sẽ góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển ngành công nghiệp phân phối của Việt Nam sang một bước tiến mới.

Theo Báo Công Thương

Cùng chuyên mục

Triển lãm quốc tế về Điều khiển và tự động hóa lần thứ 7

10/05/2024 - 08:19

Triển lãm trưng bày hàng trăm sản phẩm, giải pháp công nghệ, sản phẩm thành quả của áp dụng khoa học công nghệ đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các sở, ngành, các viện, trường và các hội tự động hóa địa phương...

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 4
  • 3
  • 7
  • 7
  • 9
  • 0