Trong giai đoạn đầu tư khai thác và chế biến quặng chì-kẽm tại khu vực Bó Liều, Chủ đầu tư cần triển khai nghiên cứu mẫu công nghệ tuyển một cách chi tiết trước khi lập dự án và áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
Trong thời gian tới, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng sẽ tiếp tục bám sát mục tiêu, chỉ đạo của Tổng công ty Phát điện 2, ứng dụng triệt để các công nghệ mang tính đột phá của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Thành phố, do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ chủ trì thực hiện, ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm làm chủ nhiệm, thuộc chương trình Vườn ươm Sáng tạo KH&CN Trẻ, được nghiệm thu năm 2021.
Với khả năng biến cát nhiễm mặn thành cát sạch đủ tiêu chuẩn ứng dụng, vừa giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng công trình, hệ thống sàng rửa cát nhiễm mặn của kỹ sư Võ Tấn Dũng là một trong những giải pháp cần thiết trong bối cảnh nguồn cát xây dựng đang dần cạn kiệt.
Là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Thành phố, do Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM chủ trì thực hiện, PGS. TS. Nguyễn Thị Lệ Thu làm chủ nhiệm, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM nghiệm thu năm 2023.
Kết quả nghiên cứu của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy Nhà máy Đạm Cà Mau có thể tích hợp sản xuất và sử dụng 10% hydrogen xanh để giảm lượng khí thiên nhiên tiêu thụ, giảm lượng CO2 phát thải ra môi trường với tổng mức đầu tư sau thuế khoảng 3.209 tỷ đồng (tương đương 137 triệu USD)
Kết quả thử nghiệm chỉ ra rằng, công nghệ lò khí hóa trấu tầng sôi để thay thế cho các đầu đốt gas, dầu là hoàn toàn khả thi và trong trường hợp cụ thể này đã giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhiên liệu đến 55% so với đốt LPG, ngoài ra còn giúp giảm phát thải các chất ô nhiễm.
PGS. TS. Lê Văn Điểm cùng nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính toán, thiết kế hoán cải và chế tạo ống phun tua bin khí xả tăng áp cho động cơ diesel tàu thủy nhằm cải thiện chất lượng công tác” từ năm 2018 đến năm 2019.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Đặng Minh Hoàng thực hiện “Nghiên cứu đề xuất công nghệ sản xuất cốt liệu đá sử dụng cho bê tông nhựa phù hợp với điều kiện Việt Nam”
Bài báo này đề xuất một phương pháp tích hợp mới để dự báo phụ tải ngắn hạn (STLF); Xem xét sử dụng cả chuỗi dữ liệu dài và ngắn của phụ tải và một số yếu tố như công suất đỉnh, nhiệt độ,… để dự báo nhu cầu tải hàng giờ của MG.
Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; ngành vật liệu xây dựng sẽ được ưu tiên phát triển theo hướng ổn định bền vững trên cơ sở sử dụng tài nguyên hiệu quả, ứng dụng các công nghệ hiện đại tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Hiện nay chương trình đào tạo nghề điện tử công nghiệp đã được thực hiện theo chương trình khung của Bộ lao động - Thương binh và xã hội. Vấn đề đặt ra về thiết bị giảng dạy và thực hành các module chuyên môn nhằm đáp ứng đúng chương trình đào tạo và khả năng ứng dụng thực tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phù hợp với thời đại công nghiệp 4.0 là vấn đề rất quan trọng trong quá trình đào tạo nghề.
Trường Đại học Giao thông Vận tải Hồ Chí Minh cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ngọc Hoa thực hiện “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thử nghiệm chân vịt nửa nước dạng cắt mặt lắp đặt trên các phương tiện chở khách cao tốc” với mục tiêu thiết kế ngược và công nghệ chế tạo chân vịt SSP tiên tiến theo kịp xu hướng của thời đại công nghiệp 4.0.
Bài báo đề xuất giải pháp IoT linh hoạt, có thể sẵn sàng ứng dụng cho các hệ thống ngoài trời, điển hình như: sản xuất nông nghiệp thông minh, chiếu sáng thông minh và giao thông thông minh…, nhằm đưa ra mô hình ứng dụng linh hoạt với cơ sở hạ tầng khác nhau cho mỗi ứng dụng, đem lại chất lượng làm việc cao, có khả năng mở rộng và tiết giảm thời gian, chi phí xây dựng hệ thống.
Thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số (CĐS), các cơ quan, đơn vị, địa phương tỉnh Vũng Tàu đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ số và dữ liệu số để cải tiến, hiện đại hóa các quy trình tác nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Theo báo cáo của tỉnh Đồng Tháp, sau 01 năm thực hiện Nghị quyết 04- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI về chuyển đổi số, nhận thức về chuyển đổi số của đội ngũ cán bộ, công chức, người dân tỉnh Đồng Tháp đã có những thay đổi rõ rệt, từng bước hình thành thói quen ứng dụng công nghệ số trong công việc, cuộc sống.
Định hướng phát triển khu công nghệ cao Đà Nẵng đến năm 2030 với mục tiêu giai đoạn 2020 - 2025 thu hút ít nhất 3 dự án có quy mô vốn trên 100 triệu USD và đến năm 2030, phát triển khu công nghệ cao Đà Nẵng đồng bộ với các khu công nghệ cao Hoà Lạc và TP. HCM.