Với 250 gian hàng của 150 đơn vị trên diện tích trưng bày 5.000m2 giới thiệu sản phẩm của 6 nhóm công nghiệp hỗ trợ mục tiêu: Dệt - May, Da - Giày, Điện tử, Sản xuất lắp ráp ô tô, Cơ khí chế tạo, Công nghiệp công nghệ cao, VIMEXPO là điểm đến mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp tìm kiếm đối tác và cơ hội mới, nhà cung cấp mới, cập nhật công nghệ mới, kiến thức mới…
Tự động hóa và quản trị theo hướng số hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay của THACO AUTO để nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh, từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tại KCN THACO Chu Lai, các nhà máy công nghiệp hỗ trợ đang được đầu tư phát triển theo hướng tự động hóa và ứng dụng số hóa, hướng đến áp dụng mô hình nhà máy thông minh.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có xu hướng tăng mạnh. Đây chính là cơ hội thúc đẩy phát triển ngành CNHT tỉnh Phú Thọ.
Trong rất nhiều các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Tập đoàn An Phát Holdings (APH) được Chính phủ, UBND tỉnh Hải Dương và Samsung Việt Nam lựa chọn để làm nòng cốt chính trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh.
Để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đâu là giải pháp cần thiết và quan trọng mà cơ quan quản lý nhà nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp cần thực hiện?
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một bước đi cần thiết trong quá trình CNH, HĐH. Vì vậy, phát triển CNHT phải được cụ thể hoá phù hợp với năng lực nội sinh của nền công nghiệp Việt Nam nói chung và của từng vùng, địa phương nói riêng.
TPHCM cần xây dựng thêm chợ đầu mối về các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và siêu thị online để các công ty, cá nhân có nhu cầu và nhà cung ứng có điều kiện hợp tác, đề xuất những ý tưởng, ý kiến về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ với nhau một cách có hiệu quả nhất.
Ngày 1/12/2017, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị giới thiệu các cơ chế, chính sách phát triển công nghệ hỗ trợ của Chính phủ và tổ chức kết nối liên kết giữa các DN FDI với các DN CNHT trên địa bàn thành phố.
Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho ngành điện tử không thiếu, song đến nay, các doanh nghiệp (DN) Việt vẫn chủ yếu cung ứng sản phẩm bao bì, vật liệu, phụ tùng nhựa, kim loại.
Hơn 200 thương hiệu đã cùng tham gia chuỗi triển lãm lớn nhất về ngành công nghiệp điện tử và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nhằm hướng tới việc hoàn thiện sản phẩm, thúc đẩy chỉ số nội địa hoá, thông qua những giải pháp công nghệ và đối tác phù hợp.
Đây là đề xuất của các chuyên gia tại hội thảo mới đây tại Hà Nội, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư tổ chức, nhằm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát triển công nghiệp ô tô của một số quốc gia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và kiến nghị cho Việt Nam.
Sáng 26/9/2017, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Hà Nội (HANSIBA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ và triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành CNHT thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2019 định hướng 2025.
Hưng Yên là một trong những tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền Bắc với nhiều khu công nghiệp lớn như: Phố Nối, Như Quỳnh, Thăng Long II….