Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia, việc phát triển đô thị thông minh cũng chính là quá trình thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi đô thị, thành phố đó. Nói cách khác, phát triển đô thị thông minh không thể tách rời mà phải gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số tại địa phương.
Bài viết làm rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) trong quá trình phát triển kinh tế cũng như việc ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm giải quyết các vấn đề, như: Đô thị hóa tăng kèm theo đó và các vấn đề của đô thị như môi trường, giao thông, y tế, an toàn và nhà ở trong nền kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, sự phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, rất cần sự hiện diện của các ứng dụng công nghệ cao để gia tăng tốc độ và đảm bảo tính hiệu quả mong muốn.
Viettel cam kết ưu tiên mọi nguồn lực tốt nhất hỗ trợ UBND tỉnh Bắc Ninh trong triển khai hạ tầng viễn thông - CNTT đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ưu tiên triển khai các công nghệ mới nhất, mở rộng vùng phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ, các giải pháp nền tảng, các hệ thống thông tin dùng chung và các cơ sở dữ liệu của Bắc Ninh; thực hiện chuyển đổi số trên cả ba lĩnh vực: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Ngày 1/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 950).
Việt Nam đã có nhiều chính sách và nỗ lực phát triển đô thị thông minh. Đặc biệt, xác định xây dựng đô thị thông minh là một trong 3 nhiệm vụ cốt lõi trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Trong những trụ cột chính của phát triển đô thị thông minh, phát triển năng lượng thông minh đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vậy, việc hướng đến một đô thị thông minh hơn, sạch hơn, xanh hơn, bền vững hơn phụ thuộc rất nhiều vào cách thức chúng ta sử dụng năng lượng tại các đô thị.
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thành phố tập trung nguồn lực xây dựng đô thị thông minh.
Thành phố di sản Huế (tỉnh TT-Huế) có ý tưởng phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) và chính quyền điện tử từ 10 năm trước. Dựa trên những đặc thù và điều kiện cụ thể của địa phương mà thành phố đã triển khai chính quyền điện tử và ĐTTM trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 là vận động động viên; giai đoạn 2 là chế tài và giai đoạn 3 là trở thành nhu cầu cấp thiết của thành phố.
Trung tâm tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh có khả năng giám sát và quản lý từ tổng quan đến chi tiết từng tình huống như thống kê các số liệu, chỉ tiêu về kinh tế-xã hội, công tác cải cách hành chính, an ninh trật tự, phản ánh bất cập đô thị… nhằm xây dựng Chính phủ điện tử và đô thị thông minh.
Đây là khẳng định của các chuyên gia và diễn giả khi chia sẻ về quá trình xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam tại buổi tọa đàm “Smart City - Urban Problem-Solving For Vietnam”. Tọa đàm nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Shaping the unknown future toward smart city”, do Infinity Blockathon Ventures (IBV) và Asia Blockchain Review (ABR) phối hợp tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
UBND TPHCM vừa phê duyệt chương trình chuyển đổi số đặt mục tiêu đến năm 2030 TPHCM trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền. Đặc biệt, chuyển đổi số cũng giúp mang nhiều tiện lợi cho người dân, doanh nghiệp như giảm thủ tục hành chính hay chỉ cần cung cấp thông tin một lần…
Đầu tháng 7/2020, tỉnh Tây Ninh tổ chức khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành đô thị thông minh và Cổng thông tin du lịch. Đây là một trong những đột phá của tỉnh Tây Ninh trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Việc sớm có cơ chế thúc đẩy phát triển kinh tế số tại vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam sẽ góp phần phát triển các ngành công nghệ cao, đem lại giá trị gia tăng lớn, từ đó tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững cho toàn vùng.
Chiều 5-6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả các nội dung tại Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với UBND thành phố Hà Nội về hợp tác phát triển thông tin và truyền thông và đề xuất các nội dung cần thúc đẩy triển khai trong thời gian tới.
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ mạnh mẽ của các giải pháp công nghệ thông tin - truyền thông và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy sự chuyển đổi số trên phạm vi toàn thế giới, trong đó ảnh hưởng rõ nét có thể thấy trong phát triển đô thị thông minh.