Những năm gần đây, việc ứng dụng AI trong tìm kiếm tài nguyên dầu khí và khoáng sản đã được nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu với doanh nghiệp. Đối với Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm - thăm dò - khai thác dầu khí, hoạt động sản xuất áp dụng nhiều loại hình công nghệ cao, chuyển đổi số lại càng có vai trò quan trọng.
Ngày 13/10/2023, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã ra mắt sách điện tử “Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí” (ISBN: 978-604-80-8046-4). Cuốn sách do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản và được phát hành trên Ebook365 - Nền tảng xuất bản sách điện tử quốc gia.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp quá trình bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị và hệ thống công nghệ trên các giàn khoan được dễ dàng và hiệu quả hơn, góp phần đảm bảo thời gian hoạt động liên tục của hệ thống luôn đạt mức 99,9%.
Các xu hướng công nghệ quan trọng nhất trên thế giới hiện nay chủ yếu phục vụ 2 xu thế lớn trên toàn cầu là chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng. Trong đó, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có điểm sáng tạo cao nhất, còn năng lượng sạch thu hút sự quan tâm và đầu tư nhiều nhất.
Petrovietnam xác định rõ lộ trình các công nghệ cần làm chủ và có khả năng ứng dụng, gắn liền với chiến lược, mục tiêu phát triển chung của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để tạo sự phát triển đột phá, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo “mở” lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đánh giá việc sản xuất các sản phẩm hóa dầu dựa trên các yếu tố: (i) thị trường nguyên liệu và sản phẩm; (ii) dữ liệu về giá nguyên liệu và sản phẩm; (iii) phương án kỹ thuật công nghệ và (iv) kinh nghiệm phát triển hóa dầu từ dầu.
Sáng ngày 28/7, tại TP. HCM, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP. HCM phối hợp với Công ty TNHH Metrohm Việt Nam tổ chức hội thảo giới thiệu: "Metrohm - Giải pháp kiểm soát trực tuyến, tự động chất lượng dầu khí, hóa chất, phân bón, xi mạ… trong nhà máy sản xuất" nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cập nhật xu thế tự động hoá, nâng cao năng suất chất lượng kiểm soát hiệu quả.
Bài báo phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động phóng thoi làm sạch tuyến đường ống vận chuyển dầu từ giàn CTC-1 (mỏ Cá Tầm) đến RP-2 (mỏ Rồng), bể Cửu Long, các giải pháp và cách thức vận hành hệ thống đường ống nhằm nâng cao hiệu quả quá trình làm sạch đường ống bằng giải pháp phóng thoi.
Bài báo là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước "Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ trí tuệ nhân tạo hỗ trợ đánh giá phân tích, liên kết tài liệu địa chất, địa vật lý giếng khoan và số liệu khai thác để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác mỏ khí condensate Hải Thạch - Mộc Tinh Lô 05-2; 05-3, thuộc Biển Đông Việt Nam".
Một số nghiên cứu khảo sát địa hóa trầm tích nông được các nhà thầu thực hiện tại các lô hợp đồng dầu khí trên biển và thềm lục địa Việt Nam đều có kết quả tốt phục vụ cho công tác định hướng tìm kiếm thăm dò.
Bài báo tập trung giới thiệu các xu thế chuyển đổi số trên thế giới, hiện trạng, xu hướng chuyển đổi số ở các doanh nghiệp dầu khí nói chung và lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí nói riêng. Bài báo cũng đưa ra một số kiến nghị cho công tác chuyển đổi số lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam.
Một khảo sát mới đây cho thấy, hơn 92% các công ty dầu khí hiện nay đã đầu tư hoặc có kế hoạch đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) trong 2 năm tới. Trong số đó, 50% giám đốc điều hành các công ty dầu khí cho biết đã bắt đầu sử dụng AI để hỗ trợ xử lý các bài toán khó và thách thức tại doanh nghiệp mình. Robot với ứng dụng AI là lĩnh vực được quan tâm đặc biệt, để hạn chế tình trạng con người phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị trong ngành, đặc biệt là Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong doanh nghiệp, tiến tới quản lý số và hoạt động kinh tế số, từng bước hoàn thiện môi trường doanh nghiệp tốt nhất cho đổi mới sáng tạo.
Có thể thành công của công trình chân đế giàn BK-21 của Xí nghiệp Xây lắp là tổng hợp của nhiều yếu tố, song trong đó, dấu ấn đậm nét chính là sức mạnh nội lực được phát huy dựa trên nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ tiên tiến.
Gazprom Neft đã triển khai thành công công nghệ Cyber-Fracking 2.0 để mô phỏng các quá trình tạo khe nứt trong hoạt động khai thác bằng nứt vỉa thủy lực (fracking) một cách phù hợp nhất với các điều kiện địa chất mỏ và từ đưa ra các giải pháp kỹ thuật.
Khi sức mạnh nội lực được phát huy, khi ý chí và quyết tâm đủ lớn, người lao động dầu khí có thể tự chủ hoàn toàn trong thi công, chế tạo các công trình siêu trường, siêu trọng đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao. Giàn BK-21 của Vietsovpetro là một minh chứng.
Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) xác định cần phải xây dựng được một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của ngành Dầu khí, trong đó lấy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm trung tâm, là nơi cung cấp các địa chỉ ứng dụng cho các giải pháp công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới để khoa học công nghệ thực sự là một động lực quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành Dầu khí Việt Nam.