Trong định hướng phát triển của TPHCM về công nghiệp, ngoài 4 ngành công nghiệp chủ lực, Thành phố sẽ phát triển 5 ngành công nghiệp mới, gồm điện tử bán dẫn, công nghệ sinh học, dược, robotic tự động hóa và các ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) công nghệ cao.
Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa TPHCM đã chế tạo ra loại vật liệu polymer mới, với tính năng “tự lành”, giúp tăng tuổi thọ, giảm thiểu chi phí sữa chữa sản phẩm.
Trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) đã và đang chuyển đổi lấy năng suất, chất lượng làm cơ sở và chủ động thương mại hóa các sản phẩm từ nghiên cứu.
Trước tình hình TPHCM áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn thành phố và tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) đã ứng dụng triệt để chuyển đổi số để giao dịch trực tuyến với khách hàng, vừa thuận tiện vừa giúp đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Hơn 40 đơn vị vừa trưng bày tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM những công nghệ, sản phẩm KH&CN tiên tiến trong và ngoài nước như công nghệ thực tế ảo trong xây dựng, máy bay không người lái, robot địa hình, nhà thông minh, ứng dụng truy xuất nguồn gốc trong nông nghiệp...
Cách đây 19 năm, TPHCM đã đón đầu xu hướng, sớm đầu tư xây dựng Khu Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) nhằm thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Đến nay, nơi đây là mô hình dẫn đầu cả nước tập trung cộng đồng doanh nghiệp về công nghệ, không chỉ tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế, mà còn đang góp phần xây dựng đô thị thông minh, tham gia vào cuộc cách mạng 4.0.
Trong giai đoạn 2017 – 2018, Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) đã thương mại hóa thành công một số kết quả nghiên cứu và bán được hàng ngàn sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực như vi cơ điện tử, y tế, dược phẩm,...
Ngày 24/9, Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM (HUBA) đã công bố Chương trình chuyển đổi số nhằm tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố, tiếp cận với các gói giải pháp chuyển đổi số phù hợp.
Trong Chương trình phát triển ngành công nghiệp vi cơ điện tử của TPHCM giai đoạn 2017 – 2020, một số cảm biến và thiết bị IoT đã được nghiên cứu, chế tạo để phục vụ cảnh báo ngập lụt, đo mực nước thủy triều, quan trắc chất lượng không khí hay quan trắc sức khoẻ cầu đường.
UBND TPHCM vừa phê duyệt chương trình chuyển đổi số đặt mục tiêu đến năm 2030 TPHCM trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền. Đặc biệt, chuyển đổi số cũng giúp mang nhiều tiện lợi cho người dân, doanh nghiệp như giảm thủ tục hành chính hay chỉ cần cung cấp thông tin một lần…
TPHCM đang hoàn thiện đề án hình thành và phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TPHCM (gọi tắt là Khu đô thị sáng tạo) theo hướng xây dựng nơi đây trở thành vùng động lực mới để phát triển kinh tế trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế TPHCM nhanh, bền vững và tiếp tục đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của cả nước.
Trước năm 2017, ngành vi mạch bán dẫn của TPHCM có thể nói đã khởi sắc với hàng loạt sản phẩm ghi danh vào bản đồ công nghệ và thu hút nhiều chuyên gia vi mạch tên tuổi tham gia, với các dự án đầu tư lớn. Song đến nay, sự đột phá đó có phần chậm lại, cần có thay đổi trong chính sách và hướng đi mới để ngành vi mạch phát triển.
Nhóm nghiên cứu Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã làm chủ được công nghệ thiết kế chế tạo hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh sử dụng LED có khả năng tiết kiệm từ 50 – 70% điện năng so với việc sử dụng đèn cao áp.
Để đưa ngành điện trở thành một trong những ngành đi đầu về ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực sản xuất, Điện lực TPHCM đã coi việc ứng dụng công nghệ 4.0 là nhiệm vụ trọng tâm.
Savipharm là doanh nghiệp thứ 62 tại TP.HCM vừa được Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM công nhận là doanh nghiệp KH&CN. Đây cũng là doanh nghiệp dược đầu tiên tại TPHCM được cấp giấy chứng nhận này.
Ngày 28/9/2018, tại TP. Hồ Chí Minh, Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (SHTP) tổ chức Diễn đàn vi cơ điện tử (MEMS) lần thứ hai với chủ đề “Nắm bắt xu hướng- Nuôi dưỡng sáng tạo”.
Khu Công nghệ cao (CNC) TPHCM tiếp tục kết nối và tăng cường các quan hệ hợp tác giữa trường đại học/viện nghiên cứu với doanh nghiệp trong các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng CNC theo xu hướng chung của thế giới.