Thứ năm, 02/05/2024 | 05:31 - GMT+7

Ứng dụng AI phát triển phần mềm phát hiện gian lận thi cử

Với mong muốn góp phần đẩy lùi hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử, một nhóm sinh viên khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng giúp phát hiện hành vi gian lận trong thi cử bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cho độ phát hiện chính xác cao.

24/01/2022 - 09:40
Nhóm các sinh viên gồm Hoàng Tùng Lâm, Bùi Ngọc Hải, Nguyễn Đức Linh (lớp Khoa học máy tính 1, K12); Đào Lê Huy (lớp Khoa học máy tính 2, K12) và Phan Thành Trung (lớp Công nghệ thông tin 4, K12) đã phát triển phần mềm dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Việt Thắng, Giảng viên khoa Công nghệ thông tin. Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài “Tự động phát hiện hành vi bất thường trong video dựa trên các dạng đặc trưng khác nhau, ứng dụng cho bài toán phát hiện gian lận thi cử”.
Theo đó, phần mềm sử dụng đầu vào là hình ảnh được thu lại từ các camera giám sát. Từ các cử động được ghi nhận, nhóm nghiên cứu đưa ra thuật toán thứ 2, phân tích và nhận diện các hành vi bất thường trong quá trình làm bài thi. Sau đó, thông báo sẽ được gửi về cho giám thị.
Bài toán nhận diện khuôn mặt, nhận diện điểm mốc trên khuôn mặt (Face Detection, Facial Landmark Estimation) (Ảnh: https://www.haui.edu.vn/)
Sinh viên Hoàng Tùng Lâm, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm đã tìm hiểu, nghiên cứu và cài đặt thử nghiệm các thuật toán tiên tiến liên quan đến các bài toán phát hiện khuôn mặt, nhận diện khuôn mặt, ước lượng khung xương người; xây dựng và ứng dụng một bộ dữ liệu mới dành cho bài toán phát hiện gian lận thi cử. Nhóm cũng đã tự thiết kế mô hình Học sâu dành cho bài toán nhận diện hành vi bất thường và đã kết hợp các mô hình trên để xây dựng hệ thống phát hiện gian lận trong quá trình làm bài thi.
Sinh viên Đào Lê Huy (lớp Khoa học máy tính 2, K12), thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ thêm: “Trong các phòng thi sẽ cần sự hỗ trợ của rất nhiều giảng viên, giám thị để có thể quan sát xem những thí sinh có những hành động như thế nào. Như vậy sẽ tốn rất nhiều nguồn nhân lực bởi mỗi phòng thi có thể cần tới -34 giám thị để quan sát. Tuy nhiên, với khả năng xử lý hình ảnh của công nghệ trí tuệ nhân tạo, chỉ cần một giám thị là có thể đánh giá được hành động đó của thí sinh có phải là hành động gian lận hay không”.
Sinh viên Đào Lê Huy (lớp Khoa học máy tính 2, K12), thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ về pần mềm phát hiện gian lận thi cử. (Ảnh: https://www.haui.edu.vn/)
Được biết, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang tiến hành thử nghiệm thêm và kết nối để đưa vào hệ thống quản lý trong Nhà trường để phục vụ công tác giám sát thi cử, giám sát an ninh.
Theo TS Đặng Trọng Hợp, Trưởng khoa Công nghệ thông tin (CNTT), Đại học Công nghiệp Hà Nội, đã có một số công ty tiếp cận với nhóm nghiên cứu để đề xuất hình thức phối hợp phát triển. Ví dụ như có công ty nghiên cứu về camera an ninh, họ cũng đặt vấn đề làm thế nào để kết hợp với camera để trong các gia đình. Hiện nay, con cái thường học online ở nhà, trong khi bố mẹ đi làm rất muốn biết là con mình ở nhà có chăm chú học bài hay không. Phần mềm này có thể giám sát 24/24 và đưa ra đánh giá với độ chính xác cao.
Qua thực nghiệm, phần mềm phát hiện hành vi gian lận do nhóm sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát triển cho độ chính xác cao. Với các hành vi rõ ràng như quay ngang, quay ngửa, nhổm lên, liếc bài, làm việc riêng dưới gầm bàn, hệ thống cho độ chính xác trên 97%. Trong khi đó, khả năng nhận diện khuôn mặt của thí sinh có hành vi gian lận cũng cho độ chính xác rất cao lên đến 98%.
Bích Phương

Cùng chuyên mục

Sản phẩm công nghệ cao, công nghệ xanh cho người tiêu dùng và sản xuất

26/04/2024 - 08:32

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Trung tâm Giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị (Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia) phối hợp Hội Tự động hóa Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội Kinh tế số, Chi hội Doanh nhân xúc tiến thương mại quốc tế tổ chức “Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh lần đầu được giới thiệu đến người tiêu dùng và cho sản xuất.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 3
  • 0
  • 7
  • 0
  • 0
  • 5