Thứ sáu, 19/04/2024 | 14:36 - GMT+7

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hệ thống camera giám sát an ninh

Mới đây, Trường Đại học Bách Khoa TP HCM đã ứng dụng thành công công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống camera an ninh tại Trung tâm dịch vụ Ký túc xá Bách Khoa - Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, giúp phục vụ công tác quản lý hàng nghìn sinh viên tại ký túc xá của trường.

07/01/2022 - 10:31
Đây là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong bài toán giám sát an ninh tại Trung tâm dịch vụ Ký túc xá Bách Khoa - Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM” do TS. Dương Ngọc Hiếu làm chủ nhiệm. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã xây dựng hệ thống giám sát với số lượng 174 camera được bố trí tại nhiều khu vực khác nhau trong khuôn viên của ký túc xá. Hệ thống giám sát này có khả năng nhận diện nhiều góc khuôn mặt khác nhau với tỷ lệ chính xác ở mức 71,86% đối với sinh viên mới; 84,25% đối với sinh viên cũ đã thu thập đủ mẫu; và 83,46% đối với sinh viên mới được tăng cường mẫu bằng nội suy…
Hệ thống camera giám sát anh ninh ứng dụng trí tuệ nhân tạo được ứng dụng tại ký túc xá Trường Đại học Bách Khoa TP HCM. (Ảnh: cesti.gov.vn)
TS. Dương Ngọc Hiếu cho biết thêm, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng và hoàn thiện các phần mềm và công nghệ đi kèm, gồm: Phần mềm vào cổng kết hợp công nghệ RFID và trí tuệ nhân tạo; phần mềm quản lý video VMS; lõi nhận diện khuôn mặt bằng thuật giải học sâu; phần mềm giám sát an ninh 3 mức độ; ứng dụng di động phục vụ giám sát từ xa; ứng dụng di động cho phép cảnh báo thời gian thực các sự kiện an ninh; ứng dụng quản trị và giám sát trên nền web; các phân hệ trực quan thông tin như Dashboard, eMap…
Theo lời TS. Hiếu, ký túc xá Trường Đại học Bách Khoa TP HCM là nơi ở của 2.500 sinh viên. Mức biến động sinh viên hằng năm khoảng 40%. Trước đây, ký túc xá này quản lý người ra vào bằng hệ thống thẻ RFID trong việc giám sát vào cổng. Tuy nhiên, theo TS. Dương Ngọc Hiếu, hệ thống này có nhược điểm là vẫn phụ thuộc vào việc nhận diện bằng mắt của nhân viên bảo vệ. Do đó, rất khó để nhận biết đâu là sinh viên đang lưu trú, đâu là người đột nhập trái phép, đặc biệt là những lúc có số lượng sinh viên đông.
Kiến trúc các phân hệ của hệ thống giám sát an ninh. (Ảnh: cesti.gov.vn)
Hệ thống camera an ninh tích hợp trí tuệ nhân tạo mới do TS. Dương Ngọc Hiếu cùng các cộng sự nghiên cứu và phát triển đã khắc phục được hạn chế kể trên. Đồng thời, giúp ký túc xá giải quyết nhiều vấn đề an ninh như trộm cắp, phá rối, vi phạm nội quy… Bên cạnh đó, hệ thống camera an ninh tích hợp trí tuệ nhân tạo này cũng có khả năng phân biệt nam - nữ và cán bộ nhân sự, để cho phép bước vào các khuôn viên tương ứng.
Được biết, ngoài vệc ứng dụng tại ký túc xá Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM để quản lý sinh viên, Trường Đại học Bách Khoa TP HCM cũng đã và đang triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giám sát an ninh, trật tự công cộng tại nhiều địa phương và đơn vị, điển hình như Công an Phường 1, Quận 10, TP.HCM.
Bích Phương

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 1
  • 8
  • 4
  • 2
  • 1
  • 2