Thứ bảy, 18/05/2024 | 12:03 - GMT+7

Tiếp cận công nghệ sản xuất mới nhờ chuyển giao công nghiệp từ doanh nghiệp FDI

Hiện nay, việc chuyển giao công nghệ thông qua các doanh nghiệp FDI là một trong những kênh phổ biến và chiếm ưu thế.

13/10/2017 - 14:07

Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, công nghệ đã trở thành động lực quan trọng nhất trong phát triển kinh tế. Việc chuyển giao công nghệ thông qua các doanh nghiệp FDI là một trong những kênh phổ biến và chiếm ưu thế hơn cả.

Thực thế cho thấy kết quả tăng trưởng kinh tế đến từ việc tăng cường các yếu tố sản xuất hoặc cải tiến công nghệ hoặc sự kết hợp của cả hai. Các nước phát triển tiến hành phần lớn các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D) để tạo ra những công nghệ và cải tiến mới. Những công nghệ này sau đó lan rộng khắp thế giới thông qua nhiều kênh như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI), cấp phép, nhượng quyền, mua bán, chuyển giao hoặc thông qua sự chuyển động của lực lượng lao động - những người được tiếp cận với công nghệ mới sau đó nhân rộng chúng đến những nơi khác... 

 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Chuyển giao công nghệ là một chủ đề rất được quan tâm bởi các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tài trợ quốc tế và các doanh nghiệp bởi mối quan hệ chặt chẽ giữa chuyển giao công nghệ và tăng trưởng kinh tế.

Chuyển giao công nghệ không đơn thuần là chuyển giao phần cứng (máy móc, thiết bị,..) mà còn bao gồm cả cách thức sử dụng, bí quyết kỹ thuật. Có rất nhiều vấn đề với chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển như: thiếu nhà khoa học và nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực cụ thể; tình trạng chảy máu chất xám dẫn đến thiếu nguồn nhân lực chất lượng; quy mô thị trường nhỏ; đầu tư công cho nghiên cứu và cơ sở hạ tầng chưa phù hợp,…

Tại tỉnh Bình Dương, tính đến nay đã có 2.939 doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 27,43 tỷ USD. Đây được coi là kênh thuận lợi trong việc chuyển giao công nghệ (CGCN) thông qua việc cấp phép, nhượng quyền, mua bán… hoặc đào tạo lao động. Tuy nhiên, hiện nay việc CGCN qua DN FDI còn gặp nhiều khó khăn.

Không thể phủ nhận FDI đóng vai trò tích cực và có những tác động đáng kể. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý vì hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua FDI sẽ mang đến những tác động không mong muốn, đặc biệt là với môi trường. Khi các quy định về môi trường chưa hiệu quả và quản lý công khai minh bạch chưa có, các dự án FDI sẽ có nguy cơ gây thiệt hại về môi trường và xã hội nghiêm trọng.

Mai Ngô

Cùng chuyên mục

Triển lãm quốc tế về Điều khiển và tự động hóa lần thứ 7

10/05/2024 - 08:19

Triển lãm trưng bày hàng trăm sản phẩm, giải pháp công nghệ, sản phẩm thành quả của áp dụng khoa học công nghệ đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các sở, ngành, các viện, trường và các hội tự động hóa địa phương...

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 4
  • 3
  • 4
  • 4
  • 0
  • 8