Thứ bảy, 18/05/2024 | 15:54 - GMT+7

Doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước chiếm hơn 50%

Việt Nam hiện có 400 doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô, đa số có quy mô vừa và nhỏ. Tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 460.000 xe/năm. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47%, DN trong nước khoảng 53%.

16/11/2016 - 09:17

Mỗi năm, ngành công nghiệp ô tô đóng thuế trên 1 tỉ USD, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 100.000 lao động trực tiếp. Các chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỉ lệ nội địa hóa cao như: xe tải đến 7 tấn sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu với tỉ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, tỉ lệ nội địa hóa trên 45%...

Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô mới chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như: gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm-lốp, một số sản phẩm nhựa. Trong 400 DN, chỉ một số rất ít đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe. Mục tiêu đạt tỉ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi là 60% thì đến nay mới đạt bình quân khoảng 7%-10%, trong đó cao nhất là Toyota Việt Nam với riêng dòng Innova đạt 37%.

Ngoài ra, các DN cũng chưa hợp tác - liên kết và chuyên môn hóa trong sản xuất, lắp ráp ô tô, sản xuất phụ tùng, linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn. Đặc biệt, mục tiêu giá bán xe hợp lý, phù hợp túi tiền người dân không đạt được và giá bán xe tại Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực.

Vì vậy, Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô hơn nữa để thành ngành công nghiệp chủ lực. Vì tuy là lĩnh vực được ưu tiên phát triển nhưng những chính sách hiện nay của Việt Nam thì các nước khác vẫn áp dụng nên chưa tạo được cú hích cho ngành ô tô phát triển. Trong khi đó, Thái Lan, Malaysia giảm mạnh thuế đối với các dòng xe chính phủ ưu tiên phát triển. Vì vậy, DN đương nhiên sẽ hướng tới nhập khẩu nếu chi phí sản xuất bằng hoặc cao hơn.

Được biết đến năm 2030, thị trường ô tô Việt Nam vào khoảng 1 triệu chiếc. Để khai thác thị trường tiềm năng này, ngành công nghiệp ô tô đề xuất chính sách hỗ trợ không nên cụ thể hóa cho DN nào mà là hỗ trợ cho cả ngành công nghiệp ô tô. Cụ thể, đến năm 2018, cần tập trung đầu tư một số chi tiết có kích thước, trọng lượng lớn để giảm chi phí vận chuyển. Khi thị trường đủ lớn thì có thể hướng tới sản xuất một số thiết bị công nghệ cao, các thiết bị truyền động. Bên cạnh đó, tỉ lệ nội địa hóa không nên và không thể áp đặt bằng con số cụ thể vì khi điều kiện cho phép, DN có thể chủ động tăng tỉ lệ này.

Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đã rõ ràng nhưng các chính sách để thực hiện cần cụ thể, minh bạch, dễ dự đoán. Do đó quá trình hình thành chính sách, DN mong muốn cơ quan quản lý nhà nước có quy trình tham vấn dài hơn để DN đủ điều kiện rà soát, góp ý kiến. Đối với các chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến DN, cần có lộ trình thực hiện cụ thể, phù hợp.

Về tỉ lệ nội địa hóa, các DN cho biết họ sẽ tìm kiếm tất cả khả năng để có thể sản xuất trong nước nếu việc này mang lại hiệu quả và không nên đặt ra mục tiêu nội địa hóa mà nên đặt mục tiêu cụ thể để phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Các DN ô tô trong nước cũng nêu ý kiến về việc phải chủ động hợp tác, phối hợp, cung cấp chéo sản phẩm cho nhau. Theo họ, muốn như vậy, Chính phủ cần sớm quy chuẩn hóa một số cụm, chi tiết.

Theo đó, mục tiêu phát triển công nghiệp ô tô là trở thành ngành kinh tế chủ lực, đáp ứng nhu cầu cho người dân và DN, hướng đến xuất khẩu. Cính phủ chỉ đạo lấy mục tiêu phát triển để hành động, tháo gỡ khó khăn cho DN, bao gồm DN sản xuất, lắp ráp, DN phụ trợ. Vì vậy, các DN sản xuất, lắp ráp ô tô cần vào cuộc tích cực, chủ động hơn, thể hiện qua việc tăng cường kết nối, phối hợp giữa các DN trong nước với DN quốc tế. Các DN cũng cần tái cấu trúc, lựa chọn sản phẩm chủ lực, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm. Nhiệm vụ của các bộ, ngành khẩn trương rà soát cơ chế, chính sách để bổ sung các chính sách còn thiếu, điều chỉnh những chính sách chưa phù hợp, quan trọng hơn là tạo sự đồng bộ, thống nhất. Một ưu tiên của Chính phủ trong thời gian tới là phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua việc đẩy mạnh hợp tác, mở rộng thị trường và triển khai những chính sách để hấp dẫn các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

Theo VITIC

Cùng chuyên mục

Triển lãm quốc tế về Điều khiển và tự động hóa lần thứ 7

10/05/2024 - 08:19

Triển lãm trưng bày hàng trăm sản phẩm, giải pháp công nghệ, sản phẩm thành quả của áp dụng khoa học công nghệ đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các sở, ngành, các viện, trường và các hội tự động hóa địa phương...

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 4
  • 3
  • 5
  • 7
  • 1
  • 8