Thứ bảy, 18/05/2024 | 12:37 - GMT+7

Hỗ trợ doanh nghiệp trong hội nhập: Cần thay đổi tư duy

Đây là khẳng định của TS Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tại Hội thảo Tận dụng không gian chính sách để hỗ trợ các ngành kinh tế nội địa: Trường hợp của ngành chế biến xuất khẩu gỗ và ngành bán lẻ.

10/10/2016 - 10:18

"Hỗ trợ doanh nghiệp trong hội nhập: Cần thay đổi tư duy". Đây là khẳng định của TS Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tại Hội thảo Tận dụng không gian chính sách để hỗ trợ các ngành kinh tế nội địa: Trường hợp của ngành chế biến xuất khẩu gỗ và ngành bán lẻ do Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức sáng nay (6/10), tại Hà Nội.

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu tại buổi hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI - cho hay, không gian chính sách là những biện pháp còn lại để chúng ta hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển kinh doanh. Nhưng với các cam kết từ WTO cho đến FTA thế hệ mới, không gian này đang bị hẹp đi rất nhiều. Cụ thể, đối với ngành gỗ, Nhà nước không thể trợ cấp cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ, các biện pháp hỗ trợ không được mang lại lợi ích tài chính cho doanh nghiệp gỗ, chỉ có thể trợ cấp chung cho nhiều nhóm đối tượng theo tiêu chí khách quan… Còn với ngành bán lẻ, mặc dù vẫn chưa có nhiều hạn chế về biện pháp hỗ trợ, nhưng trong Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), các biện pháp bảo vệ nhà bán lẻ trong nước trước các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ không còn. Trong TPP có thể còn được tiếp tục sử dụng nhưng chỉ trong thời gian 5 năm sau ngày TPP có hiệu lực.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong quá trình hội nhập, với những cam kết quốc tế mà Việt Nam có, không gian chính sách của Việt Nam cũng đang bị thu hẹp lại, tùy theo các hiệp định khác nhau.Tuy bị thu hẹp lại nhưng không có quốc gia nào chấp nhận việc mình không còn không gian chính sách. "Đặc biệt, Việt Nam là một nước đang chuyển đổi cho nên mọi hiệp định của chúng ta vẫn được các nước khác nhân nhượng, do đó, Việt Nam nên chủ động thiết kế các chính sách cần thiết và có lợi cho doanh nghiệp hoặc các ngành sản xuất trong nước", bà Lan nói.

TS Võ Trí Thành thì cho rằng, khi bước vào hội nhập, không gian chính sách bị thu hẹp, điều đó có thể cũng đúng nhưng chưa chuẩn mà phải nói là không gian chính sách của Chính phủ có những thay đổi rất đáng kể về chất. Theo đó, rất nhiều công cụ chính sách trước kia chúng ta có thể dùng để bảo hộ hỗ trợ doanh nghiệp thì bây giờ phải cắt giảm hoặc thậm trí loại bỏ. Không chỉ những chính sách trên đường biên giới như thuế quan mà rất nhiều chính sách điều tiết sau đường biên giới, trong lòng đất nước cũng phải theo chuẩn mực, quy tắc mà nguyên tắc cao nhất là nguyên tắc thị trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.

Rất nhiều người lo ngại cách thức hỗ trợ của nhà nước sẽ bị thu hẹp và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, theo ông Thành, mặc dù cam kết như vậy nhưng chúng ta còn có khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh. Khoảng thời gian đó có thể ngắn, có thể dài nhưng đây là khoảng thời gian quý giá để nhà nước hỗ trợ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, kể cả đối với những ngành mà Việt Nam có thể chịu tác động bất lợi.

Cũng theo ông Thành, nhà nước vẫn có nhiều cơ sở, không gian nhưng phải thay đổi cách thức, tư duy về hỗ trợ với nguyên tắc chung là những hỗ trợ này phải tạo ra tác động lan tỏa tích cực cho nền kinh tế. Như vậy, nó sẽ ít gây méo mó cho thị trường. Bên cạnh đó, nhà nước còn phải thay đổi cách hành xử, ứng xử đối với người dân và doanh nghiệp, bởi những sự thay đổi đó sẽ tác động rất tích cực đến các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo baocongthuong.com.vn

Cùng chuyên mục

Triển lãm quốc tế về Điều khiển và tự động hóa lần thứ 7

10/05/2024 - 08:19

Triển lãm trưng bày hàng trăm sản phẩm, giải pháp công nghệ, sản phẩm thành quả của áp dụng khoa học công nghệ đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các sở, ngành, các viện, trường và các hội tự động hóa địa phương...

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 4
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 6