Đây là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Thành phố do Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao chủ trì thực hiện, TS. Hoàng Bá Cường làm chủ nhiệm, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM nghiệm thu năm 2023.
Ngày nay, các công nghệ truyền dữ liệu không dây, thiết bị điện tử đã cho thấy vai trò quan trọng của mạng cảm biến không dây vào thực tiễn cuộc sống, giúp giảm được chi phí, điện năng, các cảm biến đa chức năng có kích thước nhỏ hơn và có thể truyền dữ liệu trong phạm vi ngắn.
Đây là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Thành phố, do Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao chủ trì thực hiện, ThS. Trương Hữu Lý làm chủ nhiệm, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM nghiệm thu năm 2022.
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp hai phần mềm Ansys và Matlab/Simulink để mô phỏng hoàn chỉnh cảm biến thụ động không dây dạng sóng âm bề mặt loại dòng trễ một cổng (SAW RDL). Mô hình sử dụng bộ chuyển đổi kỹ thuật số (IDT) và ba bộ phản xạ đặt trên đế LiNbO3. Trong đó, các khoảng cách giữa IDT và bộ phản xạ 1 là 201m bằng khoảng cách giữa bộ phản xạ 1 và phản xạ 2...
Ngày nay thế giới đang dần trở thành một mạng lưới được kết nối bằng hàng triệu cảm biến và thiết bị IoT. Theo kết quả nghiên cứu thị trường của Statista, thị trường IoT toàn cầu sẽ đạt giá trị khoảng 1,6 nghìn tỷ đô la Mỹ vào khoảng năm 2025.
Nghiên cứu này đề xuất và thực nghiệm hệ thống ứng dụng nền tảng kết nối vạn vật (Internet of Thing – IoT) nhằm đo lường và giám sát từ xa chất lượng môi trường với thông số nhiệt độ, độ ẩm, bụi mịn 2,5µm và nồng độ khí CO
Bài báo đề xuất giải pháp IoT linh hoạt, có thể sẵn sàng ứng dụng cho các hệ thống ngoài trời, điển hình như: sản xuất nông nghiệp thông minh, chiếu sáng thông minh và giao thông thông minh…, nhằm đưa ra mô hình ứng dụng linh hoạt với cơ sở hạ tầng khác nhau cho mỗi ứng dụng, đem lại chất lượng làm việc cao, có khả năng mở rộng và tiết giảm thời gian, chi phí xây dựng hệ thống.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Hoàng gia London đã tìm cách thêu các cảm biến lên áo phông và khẩu trang để theo dõi nhịp thở, nhịp tim, nồng độ amoniac.
Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu triển khai khu công nghệ cao thuộc Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện đề tài: “Graphene/lá đồng (Cu) bằng phương pháp lắng đọng hơi hóa học và ứng dụng chế tạo cảm biến nhạy khí trên một đế với mảng các lỗ kích thước micron”. Đề tài do TS. Phạm Thành Trung làm chủ nhiệm, được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020.
Cảm biến siêu nhạy do các nhà khoa học của ĐH Quốc gia TP. HCM nghiên cứu và phát triển được ứng dụng để phát hiện nồng độ glucose trong máu. Sản phẩm không chỉ có kích thước nhỏ gọn, cơ chế đơn giản mà còn có độ nhạy và độ chính xác cao.
Nỗ lực trong gần năm năm của TS. Phạm Thị Thùy Phương, một nhà khoa học trẻ ở Viện Công nghệ hóa học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) và cộng sự đã đem lại một giải pháp hội tụ rất nhiều ưu điểm về cảnh báo sớm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước: nhỏ gọn, nhanh, chính xác và đáng quý hơn là giá thành chỉ bằng phần mười thiết bị ngoại nhập.
Bài báo đưa ra nghiên cứu cảm biến vị trí rôto trong máy điện từ kháng công suất lớn, nghiên cứu về đặc tính động học của cảm biến vị trí của rôto cho các máy điện công suất lớn ( 630, 1250, 1600 kW) làm việc với đường cáp dài 45 m. Bài báo cũng đưa ra phương pháp điều chỉnh cảm biến vị trí rôto trong thí nghiệm động cơ từ kháng sáu pha công suất lớn.
Tiếp nối thành công của Hội thảo quốc tế về Thiết kế và Sản xuất vi mạch (WeFab) Lần thứ I vào tháng 11/2018 và Lần thứ II vào tháng 10/2019, ngày 24 và 25/11/2021, Viện Ứng dụng Công nghệ đã tổ chức Hội thảo quốc tế về Thiết kế, Sản xuất vi mạch và Công nghệ cảm biến - The Workshop on IC Design and Fabrication and the Sensing Technology (The WeFab 2021) tại Hà Nội bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Bài báo này trình bày việc thiết kế, chế tạo nút cảm biến có khả năng tùy biến giúp thuận lợi cho việc đo năng lượng tiêu thụ ở các trạng thái làm việc khác nhau của nút như trạng thái ngủ, trạng thái sẵn sàng, trạng thái đo lường và trạng thái truyền thông.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Graz (TU Graz), Phòng thí nghiệm Silicon (SAL) của Áo phối hợp với nhà sản xuất chất bán dẫn AMS AG đã phát triển thành công cảm biến hạt nhỏ gọn, tiết kiệm năng lượng.
Bài báo này trình bày việc thiết kế, chế tạo nút cảm biến có khả năng tùy biến giúp thuận lợi cho việc đo năng lượng tiêu thụ ở các trạng thái làm việc khác nhau của nút như trạng thái ngủ, trạng thái sẵn sàng, trạng thái đo lường và trạng thái truyền thông. Điều này sẽ giúp phân tích được sự khác nhau về mức tiêu thụ năng lượng giữa các trạng thái hoạt động của nút.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Kỹ thuật Tufts đã phát triển các loại mực in dựa trên vật liệu sinh học, có thể phát hiện và tính toán được lượng hóa chất được giải phóng khỏi cơ thể.
Nhà máy sản xuất các thiết bị công nghệ cao của Điện Quang với vốn đầu tư lên tới 600 tỷ đồng nằm ở Khu Công Nghệ Cao, Quận 9. Nhà máy sử dụng giải Pháp DQSmart nhằm đảm đảm đủ khả năng chống nhiễu, xuyên tầng/tường trong quá trình hoạt động ở những khu vực có nhiều thiết bị điện công suất cao gây nhiễu. (Nguồn: Điện Quang)