Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 83/CĐ-TTg về việc tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.
Với định hướng phát triển của Chính phủ về việc xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2023-2030 và sự đầu tư của nhiều công ty công nghệ lớn trong lĩnh vực bán dẫn vào Việt Nam... nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này gia tăng rất mạnh và Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển lĩnh vực vi mạch, bán dẫn.
Chiều 29/7, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) tổ chức Triển lãm "Kết nối, xúc tiến đầu tư, giao thương ngành công nghiệp bán dẫn Hà Nội 2024.
Với vị trí chiến lược và tiềm năng vượt trội, Hà Nội được nhận định trở thành điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.
Theo Bộ KH-CN, trong chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Bộ KH-CN mới đây, ông Chang Joon Yoen, Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) cho biết, Hàn Quốc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong 40 năm phát triển ngành bán dẫn, đồng thời hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo (AI), đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới.
Chiều 29/7, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, phát triển công nghiệp bán dẫn thành phố Hà Nội 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các thành viên Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc đẩy mạnh kết nối với các chuyên gia hàng đầu thế giới, các viện, trường có khả năng hợp tác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, bán dẫn...
15 chuyên gia, nhà khoa học của Hàn Quốc hiến kế giúp Việt Nam phát triển lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo khi tọa đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” phát triển ngành công nghiệp chíp (vi mạch) bán dẫn, thời gian bứt phá chỉ khoảng 3 năm.
Chính phủ Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông hoan nghênh các doanh nhân, doanh nghiệp đến Việt Nam đầu tư, phát triển công nghệ cao, công nghệ bán dẫn và công nghệ số.
Do tính chất đặc thù, việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn nói chung, nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn nói riêng không thể đạt được hiệu quả cao nếu thực hiện một cách độc lập, đơn lẻ.
Hai nhà khoa học nghiên cứu công nghệ bán dẫn nổi tiếng Hàn Quốc là Giáo sư Park Inkyu, Chủ nhiệm tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) và Giáo sư Lee Young Hee, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KAST), Giám đốc Trung tâm Vật lý Cấu trúc Nano tích hợp (CINAP) tại Đại học Sungkyunkwan (SKKU) đã chia sẻ về những nghiên cứu của mình, từ đó đưa ra những lời khuyên cho hướng phát triển bán dẫn của Việt Nam.
Để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn cần ưu tiên tập trung đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển, xây dựng chương trình đào tạo thiết kế vi mạch bậc đại học và sau đại học, phòng thí nghiệm và phát triển hợp tác quốc tế, doanh nghiệp về bán dẫn…
Theo các chuyên gia, để nắm bắt cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, cần có cơ chế, chính sách đột phá như: Hỗ trợ học phí, các ưu đãi về đất đai để xây dựng các cơ sở nghiên cứu, sản xuất và đào tạo...
Sự xuất hiện của Intel tại Việt Nam đã giúp thu hút các nhà đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này, qua đó giúp thúc đẩy Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng ngành bán dẫn toàn cầu.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, Thành phố Đà Nẵng cần chú trọng thu hút đầu tư trên lĩnh vực vi mạnh bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Đây là lối ra để Đà Nẵng tạo đột phá.
Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 chính thức khởi động, với chủ đề bám sát vào bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn ngày càng đóng vai trò quan trọng và sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này cũng tăng lên trong vài năm trở lại đây. Mặc dù đã có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyên ngành bán dẫn, nhưng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho lĩnh vực này, chúng ta gặp phải không ít vướng mắc. Bài viết chia sẻ thực trạng nguồn nhân lực cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển lĩnh vực này tại Việt Nam.
Theo chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tăng cường hỗ trợ cho các nghiên cứu trong lĩnh vực bán dẫn; nghiên cứu các lợi thế của Việt Nam trong lĩnh vực này; đồng thời, hoàn thiện chính sách tạo đột phá trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.