Với sự khởi đầu từ chương trình KH&CN cấp quốc gia “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0” và tiến tới xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo quốc gia, bức tranh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam dù ngày càng rõ nét hơn nhưng vẫn còn ở mức sơ khởi.
Công ty Cổ phần Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công hệ thống điều khiển tự động cho thiết bị chiết xuất cao dược liệu - một thiết bị cơ điện tử quan trọng trong hệ thống chiết xuất và cô đặc của các nhà máy chế biến đông dược hiện nay.
Việc ra đời Viện Nghiên cứu công nghệ plasma (ARIPT) đánh dấu bước đi nghiêm túc trong nghiên cứu chuyên sâu các ứng dụng của công nghệ plasma tại Việt Nam.
Chính phủ vừa yêu cầu Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm công nghệ số như thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực.
Liên kết giữa nhà khoa học/viện nghiên cứu với các doanh nghiệp rất được coi trọng ở các quốc gia phát triển bởi vì nghiên cứu là động lực, yếu tố quyết định tính bền vững của ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghệ cao dựa trên tri thức.
Theo đó, công nghệ này sẽ giúp các thiết bị đang di chuyển như xe điện hoặc robot không bao giờ bị hết pin nếu di chuyển trong phạm vi bán kính cho phép.
Ngoài mặt hàng giấy in thông thường, các nhà xuất bản đang có xu hướng sử dụng giấy in sách, truyện chất lượng cao và có những tính chất đặc biệt. Đó là các loại giẩy màu ngà (độ trắng thấp), không gây lóa khi đọc dưới ánh sáng, rất tốt cho mắt (giẩy có độ trắng cao dễ làm cho mắt độc giả bị lóa, đọc lâu sẽ mỏi mắt). Giấy xốp, nhẹ, khối lượng riêng thấp, làm giảm trọng lượng của cuốn sách, thuận tiện để người dùng mang theo.
Với mong muốn tạo ra sân chơi trí tuệ nhân tạo để kết nối, phát triển nguồn nhân lực AI, khuyến khích phong trào nghiên cứu-sáng tạo-ứng dụng AI ở Việt Nam mạnh mẽ hơn, Sở KH & CN TP.HCM ban hành kế hoạch triển khai tổ chức cuộc thi “Dự án Đổi mới sáng tạo ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) TP. HCM 2020" với tên gọi viết tắt là HAI 2020.
Công ty Thủy điện Đồng Nai (EVNGENCO1 HPC DONG NAI) thuộc Tổng Công ty Phát điện 1 quản lý, hiện đang vận hành hai nhà máy, gồm: Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 và Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4.
Tổng công ty phát điện 1 (EVNGENCO1) đã quyết liệt thực hiện công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
Phương pháp sản xuất vật liệu thủy tinh từ tro xỉ nhiệt điện mà không cần lọc sạch Carbon xuống dưới 4% của Viện Kỹ thuật hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp tận dụng tài nguyên cũng như làm giảm gánh nặng lên môi trường.
Chính phủ Mỹ cho biết, tập đoàn IBM đang hợp tác với Nhà Trắng để cung cấp một số lượng lớn siêu máy tính có hiệu suất cao để giúp các nhà nghiên cứu ngăn chặn đại dịch Covid-19 đang lan rộng trên toàn cầu.
Bài báo trình bày về vấn đề nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống tự động giám sát trạm quạt thông gió chính trong khai thác than hầm lò. Hệ thống được thiết kế chế tạo sử dụng các công cụ phần tử và linh kiện hiện đại mức tiêu hao thấp, đáp ứng được trong môi trường làm việc khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, nhiễu điện từ trường.
Trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á do công ty Samsung Việt Nam đầu tư với số vốn 220 triệu USD. Tổng diện tích xây dựng là 11.603m2 và diện tích sàn là 79.511m2 với 16 tầng nổi, 3 tầng hầm, đi vào hoạt động từ cuối năm 2022.
Các cấu trúc địa chất nông trước đây thường được khảo sát bằng phương pháp khoan với chi phí cao và rất khó tiến hành. Hiện nay, các phương pháp khảo sát địa vật lý mới (như địa chấn, điện một chiều, điện từ (Electromagnetic, EM), từ…) ngày càng được áp dụng rộng rãi trong công tác khảo sát địa chất công trình do có chi phí hợp lý và độ chính xác cao.
Sắt xốp, sản phẩm của công nghệ hoàn nguyên trực tiếp phi cốc, có hàm lượng C thấp, P và S rất thấp, chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam do chưa có công nghệ chuyên dụng. Nghiên cứu này bước đầu giải quyết về công nghệ sử dụng sắt xốp luyện thành thép cácbon và hợp kim trong lò cảm ứng dung lượng đến 10 tấn.
Ở Việt Nam, tính chất lưu biến của dầu thô đã được nghiên cứu, đặc biệt là dầu thô của mỏ Bạch Hổ và Rồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tính chất lưu biến của các loại hỗn hợp dầu - nước, dầu - nước - khí còn rất hạn chế. Hiện nay, độ ngập nước tại các giếng khai thác xuất hiện sớm và tăng nhanh, do vậy việc nghiên cứu tính chất lưu biến của hỗn hợp dầu nước để có cơ sở triển khai các giải pháp công nghệ là yêu cầu cấp thiết.
Vật liệu aero-cellulose ưa dầu kỵ nước (độ xốp > 90%, độ nổi tuyệt đối) được tổng hợp thành công từ sợi cellulose trích ly (độ tinh khiết 95%) từ nguồn giấy in thải. Phương pháp hoàn lưu dung môi được áp dụng giúp giảm thời gian và tăng hiệu quả biến tính cả về mặt kỹ thuật và kinh tế. Vật liệu sau biến tính có góc thấm ướt trung bình cao hơn 120o và độ ưa nước gần bằng 0 trong xử lý hút dầu từ hỗn hợp dầu - nước. Mỗi gam vật liệu sau 3 giờ hoàn lưu dung môi ETMS có thể thu hồi từ 30 - 45g dầu k