Thứ năm, 28/03/2024 | 16:05 - GMT+7

Thương mại hóa kết quả nghiên cứu: chưa được khai thác đúng tiềm năng

Liên kết giữa nhà khoa học/viện nghiên cứu với các doanh nghiệp rất được coi trọng ở các quốc gia phát triển bởi vì nghiên cứu là động lực, yếu tố quyết định tính bền vững của ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghệ cao dựa trên tri thức.

22/05/2020 - 07:44
Lợi ích to lớn
Việc phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) và doanh nghiệp đã chứng minh được hiệu quả trong việc nhanh chóng đưa công nghệ ra ứng dụng trong đời sống.
Tại Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (IMI), đơn vị KH&CN thuộc Bộ Công Thương, nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ thường xuyên được IMI phối hợp với DN trong ngành phân bón thực hiện. Cụ thể, nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành công hệ thống cân kiểm tra trọng lượng bao phân bón tự động; hệ thống cân đóng bao lân nung chảy miệng hở không phát tán bụi… đang hoạt động có hiệu quả tại nhiều công ty sản xuất phân bón trong cả nước.
IMI cũng phối hợp với các công ty trong lĩnh vực chế tạo máy, thiết bị xây dựng và công nghiệp nghiên cứu thiết kế, chế tạo nhóm các sản phẩm trạm trộn bê tông tự động các loại có năng suất từ 30m3/h - 250m3/h. Nhóm sản phẩm này được hình thành qua quá trình nghiên cứu thị trường, hoàn thiện qua các nghiên cứu KH&CN cấp Bộ, sau đó được thử nghiệm, chế tạo và chuyển giao công nghệ cho các công ty trong lĩnh vực chế tạo máy, thiết bị xây dựng và công nghiệp đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm.
Cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nghiên cứu KH&CN giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Ảnh ST.
Một ví dụ khác, dự án “Làm chủ công nghệ trồng và chế biến tơ sợi chất lượng cao từ cây gai xanh phục vụ sợi cho ngành dệt may với công suất 2.500 tấn/năm” do 7 thành viên là các DN, viện nghiên cứu thực hiện từ sự hỗ trợ của Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, KH&CN” (FIRST). Qua đó, nghiên cứu đã thành công trong việc giúp DN làm chủ công nghệ trong chuỗi liên kết khép kín xử lý sợi cây gai xanh, góp phần giải bài toán khó xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm từ cây gai xanh và đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu ngành dệt may.
Để tiềm năng không bị bỏ ngỏ
Mặc dù, sự phối hợp giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến, song khâu thương mại hóa vẫn còn yếu, chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Tố Tâm, Học viện Chính trị khu vực I (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), trong giai đoạn 2016-2019, chỉ có khoảng 5-10% số đề tài nghiên cứu khoa học của các trường đại học, viện nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh.
Lý giải về điều này, chuyên gia cho rằng, một phần do các nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu thương mại hóa, nhà khoa học chưa chủ động và tích cực trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu; một phần do môi trường kết nối giữa doanh nghiệp và nhà khoa học còn nhiều hạn chế.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo, cho rằng truyền thông đóng vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy nhận thức của người dân về KH&CN nói chung, và tạo cầu nối liên kết giữa các nhà KH và DN nói riêng.
Đồng quan điểm, bà Cao Thị Vân Điềm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nhà máy thiết bị y học và vật liệu sinh học (MEDEP) nhấn mạnh truyền thông KH&CN và đổi mới sáng tạo cần được đầu tư và đẩy mạnh hơn nữa nhằm phát huy hiệu quả thúc đẩy sự phát triển của sản xuất dựa trên tri thức. 
"Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, để truyền thông KH&CN đúng, trúng và đạt hiệu quả, các nhà báo, phóng viên cần có hiểu chuyên sâu về KH&CN để chuyển tải những nội dung vốn khô khan trở thành những vấn đề dễ hiểu, hấp dẫn với độc giả. Cơ quan quản lý KH&CN cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng những chương trình, hoạt động thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội", ông Lợi khẳng định. 
Trà Giang tổng hợp

Cùng chuyên mục

Bổ sung 4 nền tảng số quốc gia phục vụ Chuyển đổi số Việt Nam

28/02/2024 - 08:32

Theo danh mục nền tảng số quốc gia lần 2 được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành để thay thế cho danh mục công bố lần 1, có 4 nền tảng được bổ sung gồm: Hóa đơn điện tử, Bảo hiểm Xã hội số, Cảng biển số và Cửa khẩu số. Với 4 nền tảng được bổ sung, tổng số danh mục nền tảng số quốc gia phục vụ Chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số gồm 38 nền tảng.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 3
  • 9
  • 9
  • 9
  • 2
  • 9
  • 0