Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Chương trình hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2020 với những nội dung nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ được phân công tại Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP thành các chỉ tiêu cụ thể.
Vào tháng 9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Việc sớm có cơ chế thúc đẩy phát triển kinh tế số tại Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam sẽ góp phần phát triển các ngành công nghệ cao, đem lại giá trị gia tăng lớn, từ đó tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững cho vùng kinh tế vốn được coi là “đầu tàu” của cả nước.
Tự động hóa trở thành một phần rất quan trọng và không thế tách rời trong việc hiện đại hóa và số hóa doanh nghiệp giúp phát triển kinh tế bền vững cho đất nước nói chung và Tp.HCM nói riêng.
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2020 của Bộ TT-TT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gợi ý bộ nghiên cứu về tên gọi mới là Bộ Truyền thông và Kinh tế số. Đây được xem là một định hướng cụ thể về việc phát triển kinh tế số ở Việt Nam.
Thương mại điện tử tăng trưởng nhanh, nội dung số là điểm sáng, các dịch vụ chính phủ điện tử đang được triển khai nhanh chóng, nền kinh tế chia sẻ ngày càng phát triển... đó là những tiền đề quan trọng để khẳng định nền kinh tế số của Việt Nam là một sự phát triển tất yếu. Có 4 kịch bản cho tương lai nền kinh tế số của Việt Nam đến năm 2045: kịch bản truyền thống, kịch bản chuyển đổi số, kịch bản xuất khẩu số, kịch bản tiêu dùng số.
Kinh tế biển, dù có tiềm năng rất lớn, nhưng vẫn chưa tạo được đà phát triển cho Vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Trong khi đó, việc khai thác tài nguyên biển thiếu kiểm soát đang dẫn tới nhiều mối đe dọa nghiêm trọng về môi sinh, môi trường.
Khoa học công nghệ (KHCN) là động lực để phát triển, đặc biệt trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành Dầu khí là ngành kinh tế kỹ thuật có hàm lượng KHCN cao.
Ngày 1/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu phối hợp với Công viên phần mềm Quang Trung, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Diễn đàn Kinh tế số Việt Nam 2018 (Vietnam Digital Economy Forum - VDEF 2018).
Ngày 1/11/2018, tại Hà Nội, Cục Năng lượng nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ) phôi hợp với các cơ quan liên quan khai mạc Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ III về ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 1 tháng 11 năm 2918, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Trường ĐH Kinh tế TP. HCM, Ngân hàng ADB và EfD) đã phối hợp tổ chức hội thảo "Sử dụng công cụ kinh tế để quản lý không khí, nước, chất thải và tài nguyên biển: bài học kinh nghiệm và bước tiếp theo".
Ngày 15 tháng 10 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kỹ thuật số Áo đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác Thương mại điện tử và Công nghiệp 4.0.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, công nghệ cao và kinh tế số là lĩnh vực tiềm năng của nền kinh tế ASEAN với dự báo tăng gấp 4 lần tới trên 200 tỷ USD vào năm 2025.
Nhằm phát huy vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, Thanh Hóa đã triển khai nhiều dự án đầu tư cùng các chính sách mới để tăng cường tiềm lực cho hoạt động KH&CN.
Từ ngày 11-13/9/2018, Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới phối hợp tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) năm 2018 với chủ đề "ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư".
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Washington, Mỹ đã tìm ra phương pháp sản xuất hiệu quả hydro từ nước, điểm mấu chốt để tạo ra nguồn năng lượng sạch.