Nhờ thực hiện một dự án đổi mới công nghệ trị giá 85 tỷ đồng, Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Hưng Yên (AMA) đã đủ năng lực trở thành một trong những nhà cung cấp các chi tiết hợp kim phức tạp của Panasonic, LG, ACE và Dorco Vina.
Hạ tầng 5G và các công nghệ liên quan sẽ mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ cho người dùng sau khi được thương mại hóa rộng rãi, bao gồm ứng dụng cho nhà thông minh.
Việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới.
Đại học RMIT và Tập đoàn Siemens vừa công bố thành lập Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Công nghiệp số, trong đó phòng thí nghiệm số hóa chuyên sâu tại cơ sở Nam Sài Gòn của RMIT hoạt động như một chi nhánh của trung tâm toàn cầu.
UBND TPHCM vừa phê duyệt chương trình chuyển đổi số đặt mục tiêu đến năm 2030 TPHCM trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền. Đặc biệt, chuyển đổi số cũng giúp mang nhiều tiện lợi cho người dân, doanh nghiệp như giảm thủ tục hành chính hay chỉ cần cung cấp thông tin một lần…
Đây là chia sẻ của ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, trong buổi trò chuyện trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Đó là những nhiệm vụ trọng tâm phát triển công nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2020 – 2025 của Kế hoạch số 2812/KH-UBND được UBND thành phố Đà Nẵng ban hành nhằm triển khai thực hiện chuyên đề của Thành ủy
Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) xác định cần phải xây dựng được một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của ngành Dầu khí, trong đó lấy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm trung tâm, là nơi cung cấp các địa chỉ ứng dụng cho các giải pháp công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới để khoa học công nghệ thực sự là một động lực quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành Dầu khí Việt Nam.
Liên kết giữa nhà khoa học/viện nghiên cứu với các doanh nghiệp rất được coi trọng ở các quốc gia phát triển bởi vì nghiên cứu là động lực, yếu tố quyết định tính bền vững của ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghệ cao dựa trên tri thức.
Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) ngành Công Thương thời gian qua tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, để tạo ra hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng cao.
Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) đang bước qua giai đoạn phát triển mới, đặc biệt từ 2021 đến 2025 với định hướng trở thành Khu Công nghệ thông minh và đổi mới sáng tạo.
Với mong muốn tạo ra sân chơi trí tuệ nhân tạo để kết nối, phát triển nguồn nhân lực AI, khuyến khích phong trào nghiên cứu-sáng tạo-ứng dụng AI ở Việt Nam mạnh mẽ hơn, Sở KH & CN TP.HCM ban hành kế hoạch triển khai tổ chức cuộc thi “Dự án Đổi mới sáng tạo ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) TP. HCM 2020" với tên gọi viết tắt là HAI 2020.
Đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại một cách bền vững. Nhằm rút ngắn quá trình đổi mới công nghệ trong sản xuất, các doanh nghiệp trong nước cần có một chiến lược cùng một quy trình phát triển công nghệ, mà đặc biệt là công nghệ cao, một cách cụ thể và rõ ràng, trong đó bám sát chính sách và định hướng của nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Trên thế giới và tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Công ty CP Xi măng Đồng Lâm, ra đời từ cuối năm 2014, đã nhanh chóng trở thành thương hiệu xi măng mạnh tại Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên nhờ mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2020 đặt đổi mới sáng tạo và các quyền sở hữu trí tuệ hỗ trợ đổi mới sáng tạo - là trung tâm của những nỗ lực tạo ra một tương lai xanh.
Quy định về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong Hiệp định toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) không chỉ đem đến cơ hội mà còn đặt ra một số thách thức trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển giao công nghệ (CGCN) ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam
Cách mạng công nghiệp (CMCN 4.0) dự báo tạo ra nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối internet (IoT)… Trong xu hướng này, nếu doanh nghiệp (DN) không thích ứng nhanh và tận dụng lợi ích từ nền tảng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa sản xuất thì sẽ bị tụt hậu.