Ngày 24/9, Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM (HUBA) đã công bố Chương trình chuyển đổi số nhằm tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố, tiếp cận với các gói giải pháp chuyển đổi số phù hợp.
Việt Nam trong giai đoạn đầu của công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vì vậy tự động hóa được xác định là cầu nối giữa khoa học công nghệ và chuyển đổi số.
Nhiều doanh nghiệp khẳng định chuyển đổi số giờ đây không còn là một khái niệm mơ hồ mà đã trở thành điều bắt buộc phải thực hiện. Tuy vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm để thúc đẩy hơn nữa quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
Từ đầu năm đến nay, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã buộc doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhằm duy trì hoạt động. Doanh nghiệp Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Ngày 27/8/2020, trang thông tin chính thức của IT World Awards 2020 (Giải thưởng Công nghệ Thông tin thế giới) đã công bố, 100% sản phẩm chuyển đổi số dự thi Giải thưởng công nghệ thông tin thế giới 2020 (IT world) của Viettel đều đạt giải.
70% hồ sơ dự thi Viet Solutions tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm để phát triển kinh tế số Việt Nam như Giao thông – logistic, Nông nghiệp, Năng lượng, Giáo dục, Tài chính – Ngân hàng.
Cisco vừa thực hiện cam kết hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) với việc ra mắt chương trình hỗ trợ tài chính mới, cho phép khách hàng mua các sản phẩm của Cisco với lãi suất 0%, không tốn chi phí trả trước, thanh toán hàng tháng cố định trong thời hạn 3 năm.
Yêu cầu đẩy nhanh hơn nữa tiến trình chuyển đổi số, Chính phủ điện tử, giao dịch điện tử, là nhằm theo kịp xu thế, đáp ứng yêu cầu phát triển, góp phần giảm thiểu rủi ro từ dịch bệnh.
Bộ Công Thương đã áp dụng chuyển đổi số hay điện tử hoá để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tập đoàn Liên Thái Bình Dương do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch đang ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để quản lý lượng dữ liệu khổng lồ từ hàng tồn kho, kho chứa hàng hóa của các công ty con một cách hiệu quả.
Tư duy 'ngại thay đổi' chính là rào cản lớn nhất cho sự chuyển đổi số của doanh nghiệp. Ở thời điểm này vẫn còn không ít doanh nghiệp rất thờ ơ với kỹ thuật số và coi chuyển đổi số chỉ là phương tiện để show diễn… chứ không phải khoản đầu tư quan trọng hàng đầu để nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Chuyển đổi số đơn giản là chuyển đổi hoạt động của chính quyền, của nền kinh tế và của xã hội lên môi trường số. Vậy đâu là những việc cần làm để định hình chiến lược chuyển đổi số tại Việt Nam?
Bộ TT&TT vừa tổ chức ra mắt nền tảng lập trình cho giao tiếp Stringee. Nền tảng số “Make in Vietnam” này được nhận định sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhanh, mạnh hơn.
Vai trò chính trong chuyển đổi số đối với việc tận dụng cơ hội mà EVFTA mang lại chính là việc cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam một nền tảng số để có thể tiếp cận thị trường EU một cách hiệu quả hơn
Quốc gia mạnh cần có các doanh nghiệp mạnh. Ngày nay doanh nghiệp mạnh không nhất thiết phải có lực lượng nhân công đông đảo hay cơ sở vật chất khổng lồ. Trong thị trường cạnh tranh, không còn cá to nuốt cá bé nữa mà thay vào đó là cá nhanh nuốt cá chậm.
Theo đánh giá sơ bộ của các công ty tư vấn, đến nay quá trình chuyển đổi số của EVN đạt trên 50% và dự kiến đến năm 2025 Tập đoàn cơ bản hoàn thành chuyển đổi số.