Chiều ngày 04/07/2022, Báo Công Thương đã tổ chức tọa đàm “Công nghiệp Việt Nam - Đổi mới theo hướng hiện đại”. Tọa đàm nhằm giải đáp những vấn đề về khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình phát triển công nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Ngày 22 tháng 02 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 347/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia Phát triển công nghệ cao.
Hiện nay, ngành điện tử và linh kiện đang là một điểm sáng trong nền kinh tế của Việt Nam. Giai đoạn 2016- 2020, ngành điện tử và linh kiện đã phát triển rất mạnh mẽ với các dự án đầu tư nước ngoài, các tập đoàn lớn như Samsung, LG cũng đã đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao với quy mô lớn ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hoạt động liên quan đến đổi mới công nghệ như chi cho máy móc thiết bị và chi cho máy móc truyền thông có ảnh hưởng đến TFP. Đây là bằng chứng quan trọng đối với các nhà quản trị trong việc quản lý, nhằm tăng cường hoạt động đổi mới công nghệ, tăng năng suất nhân tố tổng hợp và thúc đẩy sự thành công của doanh nghiệp.
Việc sản xuất được một số loại vật liệu công nghiệp phục vụ cho sản xuất trong nước cũng đã góp phần giảm nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và tối ưu hóa các chi phí đầu tư trong sản xuất của một số ngành công nghiệp.
Việt Nam được biết đến là một thị trường mới nổi ở khu vực châu Á, được các chuyên gia phân tích và doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao với nhiều tiềm năng phát triển.
Nhận định tầm quan trọng của phát triển công nghiệp công nghệ cao trong nền kinh tế hậu Covid-19, Đảng và nhà nước cùng các Ban, ngành liên quan đã thống nhất những nhiệm vụ về phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Khi cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đã là câu chuyện quen thuộc và chuyển đổi số trở thành yếu tố bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp, bước tiến số hóa trong sản xuất công nghiệp đang đòi hỏi doanh nghiệp cần hành động quyết liệt hơn.
Sau 2 năm tổ chức Ngày hội Trí tuệ nhân tạo, các hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hiện được triển khai trong nhiều lĩnh vực như tài chính, thương mại, điện tử, viễn thông, sản xuất, nông nghiệp, y tế, giáo dục, giao thông, thành phố thông minh tại Việt Nam.
Bằng phương pháp tổng hợp số liệu, tìm hiểu tài liệu kết hợp các phương pháp thực nghiệm phổ biến, nhóm nghiên cứu của Công ty CP Giấy Vạn Điểm đã sản xuất thành công nhũ tương copolymer styrene acrylat và ứng dụng làm chất chống thấm bề mặt cho giấy bao bì công nghiệp. Đây là sản phẩm chống thấm cho bề mặt giấy đầu tiên được sản xuất trong nước có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập ngoại.
Bộ TT&TT đang thực hiện lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân về Dự thảo Chương trình phát triển ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông đến 2025. Thời hạn góp ý sẽ kéo dài đến ngày 6/6/2020.
Đây là đề tài Bộ Công Thương giao Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô thực hiện năm 2018, thuộc Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao.
Theo Bộ Công Thương, trong quý I/2020, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những điểm sáng của sản xuất công nghiệp (SXCN) trong bối cảnh dịch Covid -19 có tác động tiêu cực.
Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 347/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2013.
Thông tư số 45/2015/TT-BCT quy định quản lý Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2015.