Hội nhập kinh tế quốc tế, thời kỳ chuyển đổi số đặt ra yêu cầu, trọng trách lớn cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt trong việc chuyển đổi, đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
Nhóm nghiên cứu Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã làm chủ được công nghệ thiết kế chế tạo hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh sử dụng LED có khả năng tiết kiệm từ 50 – 70% điện năng so với việc sử dụng đèn cao áp.
Theo các giảng viên về khoa khoa học và công nghệ của Trường ĐH RMIT, ứng dụng của trí thông minh nhân tạo (AI) tại Việt Nam còn khá sơ khai, nên các ngành nghề vẫn còn thời gian để lập kế hoạch và chuẩn bị cho những tính năng đột phá của công nghệ này, đồng thời có thể khai thác trọn vẹn lợi ích mà AI đem đến.
Với việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến chè xanh tại Công ty cổ phần Trà Than Uyên, dự án sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giữa nghiên cứu và sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực tự động hóa.
Dự án “Dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng” của Tổng Công ty Viglacera - CTCP là dự án đa mục tiêu vừa thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vừa thực hiện Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020. Đây là dự án phát triển công nghiệp công nghệ cao đầu tiên được Bộ Công Thương hỗ trợ cấp vốn tín dụng đầu tư phát triển theo Chương trình phát triển công nghệ cao.
Đây là đề tài Bộ Công Thương giao Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô thực hiện năm 2018, thuộc Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao.
Trong khuôn khổ Chương trình Phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, Bộ Công Thương đã giao cho Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo thực hiện nhiệm vụ: "Đánh giá hiện trạng và tiềm năng ứng dụng công nghệ cao trong ngành giấy, làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng ưu tiên trong giai đoạn tới"
Ngày 30/3/2020, trang thông tin điện tử về ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp (Địa chỉ: http://congnghiepcongnghecao.com.vn/) đã chính thức được nâng cấp và thay đổi giao diện mới
Trong giai đoạn 2015-2018, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định, phê duyệt 15 dự án phát triển công nghệ cao thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và truyền thông và công nghệ tự động hóa. Những nhiệm vụ được phê duyệt trên cơ sở bám sát mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Với ngành điện lực, để phát triển mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) phải đi trước một bước. Vì vậy, ngành điện luôn tiên phong ứng dụng KH&CN trong quản lý, điều hành và mang lại những kết quả thiết thực.
Nhóm nghiên cứu “Vật lý và Công nghệ tổ hợp nano hữu cơ" (Trường ĐH Công nghệ) đã vinh dự là một trong 16 nhóm nghiên cứu mạnh của ĐHQGHN được Giám đốc Phùng Xuân Nhạ trao bằng khen.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm, hầu hết các đơn vị trong ngành khai khoáng đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, tạo đà tốt cho việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm.
Vừa qua, trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp - Đại học Thái Nguyên đã phối hợp Viện Khoa học công nghệ Quân sự tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn năm 2017”.