Trong thời gian qua, cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được tập trung hoàn thiện, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi hơn để KH&CN thực sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, trong đó có ngành Công Thương.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng kỳ vọng hợp tác với Google thông qua nhiều chương trình sẽ mang lại hiệu quả to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng số tại Việt Nam trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019 (AI4VN 2019) diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội từ 14 - 16/8 với chủ đề "Đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái Trí tuệ nhân tạo".
Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019 (AI4VN Summit 2019) được tổ chức tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ ngày 14 - 16/8 với chủ đề “Đẩy mạnh hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo”.
Trong giai đoạn 2015-2018, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định, phê duyệt 15 dự án phát triển công nghệ cao thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và truyền thông và công nghệ tự động hóa. Những nhiệm vụ được phê duyệt trên cơ sở bám sát mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Trong “cuộc cách mạng” chuyển đổi số tại Việt Nam, EVN là một trong những đơn vị tiên phong hưởng ứng và thực hiện một cách mạnh mẽ, toàn diện, qua đó đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ điện năng, góp phần xây dựng nền kinh tế số.
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) vào truy xuất nguồn gốc sản phẩm được đánh giá là xu hướng tất yếu để minh bạch hóa quy trình sản xuất, tăng sức cạnh tranh, giá trị gia tăng cho sản phẩm, trong bối cảnh nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được Việt Nam xúc tiến ký kết, mà quy tắc xuất xứ luôn là tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe nhất. Tuy vậy, bên cạnh kỳ vọng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều hoài nghi về tính hiệu quả của ứng dụng này.
Đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những phương pháp tốt nhất để đạt được hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh và giành được vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, nhà nước và doanh nghiệp (DN) cần nhận thức đúng tầm quan trọng của đầu tư cho KH&CN và ưu tiên tương xứng.
Trong ngành sản xuất, xuất khẩu dệt may của Việt Nam hiện nay, việc đầu tư công nghệ cao từ các nước Liên minh châu Âu (EU) được cho là một lợi thế giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh. Báo Công Thương đã trao đổi với ông Phạm Văn Việt - Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean về kinh nghiệm trong việc đầu tư trên.
Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) mới đây lễ ký kết hợp tác với Viện nghiên cứu Uniten R&D (Điện lực TNB - Malaysia), trong việc sửa chữa, bảo dưỡng các vật tư thiết bị từ 110kV trở xuống theo phương pháp CBM.
Việc vận hành hệ thống điện một cách ổn định đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế -xã hội của mỗi một quốc gia. Với Việt Nam, kể từ khi hệ thống điện được hình thành, đặc biệt là khi hệ thống điện quốc gia được liên kết với nhau thông qua đường dây truyền tải điện 500 kV Bắc - Nam, yêu cầu triển khai hệ thống thông tin viễn thông dùng riêng, hệ thống SCADA đã được đặt ra.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ là hạt nhân của quá trình chuyển đổi số.
Vật liệu aero-cellulose ưa dầu kỵ nước (độ xốp > 90%, độ nổi tuyệt đối) được tổng hợp thành công từ sợi cellulose trích ly (độ tinh khiết 95%) từ nguồn giấy in thải. Phương pháp hoàn lưu dung môi được áp dụng giúp giảm thời gian và tăng hiệu quả biến tính cả về mặt kỹ thuật và kinh tế. Vật liệu sau biến tính có góc thấm ướt trung bình cao hơn 120o và độ ưa nước gần bằng 0 trong xử lý hút dầu từ hỗn hợp dầu - nước. Mỗi gam vật liệu sau 3 giờ hoàn lưu dung môi ETMS có thể thu hồi từ 30 - 45g dầu k
Các công bố của Thanh tra Chính phủ liên quan đến Khu Công nghệ cao (CNC) TPHCM có tác động không nhỏ đến hình ảnh khu này, song đây là việc cần thiết, nhất là giải quyết các nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của người dân bị ảnh hưởng bởi quá trình xây dựng Khu CNC trước đây.
“Quyết tâm sớm triển khai xây dựng đô thị thông minh tỉnh Hải Dương” là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển tại Hội thảo xây dựng đô thị thông minh tỉnh Hải Dương và mô hình Trung tâm điều hành đô thị thông minh, do tỉnh Hải Dương phối hợp với Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) tổ chức vào chiều 7/8.