Thời gian gần đây chúng ta nói nhiều đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) nhưng nhiều người chưa hiểu rõ nội hàm của nó, dẫn đến tình trạng lạm dụng thuật ngữ này. Việc hiểu rõ nội hàm công nghệ của CMCN 4.0 và cách thức vận hành của nó giúp chúng ta có những định hướng phát triển và ứng dụng phù hợp vào cuộc sống.
Ngày 21/09/2019, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố phát sóng 5G và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoT) tại TP.Hồ Chí Minh
Công ty Nourish3D, có trụ sở tại Birmingham, Anh, ra mắt thiết bị in thực phẩm chức năng 3D tại “Tuần lễ công nghệ thực phẩm London” từ ngày 25/5-27/5.
Lấy cảm hứng từ hệ thống phanh của xe tự lái, Ford đã phát triển thành công loại xe đẩy hàng thông minh có khả năng tự phanh khi phát hiện có chướng ngại vật hoặc nguy cơ va chạm cao.
Trong nền kinh tế số, mô hình doanh nghiệp điện tử (e-enterprise) tuy còn mới mẻ nhưng đang không ngừng phát triển. Từ đó đặt ra hàng loạt thách thức trong việc xây dựng các hành lang pháp lý điều chỉnh mô hình doanh nghiệp này. Bài viết phân tích thực trạng của doanh nghiệp điện tử cũng như pháp luật thực định, từ đó chỉ ra những rủi ro pháp lý có thể phát sinh từ e-enterprise, qua đó đề xuất về mặt pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình mới mẻ này phát triển tốt hơn và an toàn hơn.
Sản xuất thông minh, hay số hóa quy trình sản xuất là sự phát triển tất yếu của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và phát triển. Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) nhằm tự động hóa sản xuất sẽ tạo nên một hệ thống sản xuất thông minh, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, đồng thời tiết kiệm nhân công và năng lượng, tăng khả năng cạnh tranh...
Việc tính toán, lựa chọn phương pháp xử lý vùng cận đáy giếng hợp lý sẽ tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng thu hồi dầu cho các giếng khai thác. Đối với giếng có nhiệt độ cao, mức độ ngập nước lớn khi xử lý bằng acid, có thể dẫn đến hiện tượng tăng, thậm chí ngập nước toàn phần, do đó phải áp dụng công nghệ xử lý acid có chọn lọc.
Trong lĩnh vực sản xuất-kinh doanh khoáng sản, hóa chất và điện lực, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã nghiên cứu áp dụng trên 2.838 giải pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng đổi mới công nghệ trong sản xuất, mang lại giá trị làm lợi trên 258 tỷ đồng/năm.
Để khởi động cho Thế vận hội mùa hè, đầu tháng 7-2020, Nhật Bản sẽ cho hàng chục phương tiện giao thông không người lái di chuyển tự do quanh các khu vực thi đấu để đưa đón hành khách.
Báo cáo khoa học cung cấp kinh nghiệm của Malaysia trong xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng Internet của vạn vật xét từ khía cạnh: hiện trạng cho sự sẵn sàng ứng dụng và phát triển Internet kết nối vạn vật (IoT), mục tiêu, lộ trình chiến lược phát triển và ứng dụng IoT.
Rạng sáng ngày 14/9 (chiều tối ngày 13/9 tại Hoa Kỳ), Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - Techfest Vietnam 2019 diễn ra lần đầu tiên tại Thung lũng Silicon Hoa Kỳ cùng 200 trí thức, chuyên gia, startup, nhà đầu tư và các đại diện quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hai nước. Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng và Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Nguyễn Trác Toàn.
Đây là một sản phẩm thuộc đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia do Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản, mã số 09/HĐ-ĐT/KHCN, sẽ được ứng dụng lắp đặt vận hành tại Nhà máy Thủy điện Sơn La trong tháng 9/2019.
Công nghiệp 4.0 ứng dụng trong sản xuất thông minh giúp cải thiện năng suất và năng lực cạnh tranh, với hợp tác của TUV SUD Digital Service và Tổng cục TCĐLCL trong thời gian tới sẽ giúp doanh nghiệp sẵn sàng trong việc chuyển đổi sang sản xuất thông minh hướng tới hệ sinh thái về sản xuất thông minh mà Việt Nam đang muốn phát triển.
Sau gần 7 năm thực hiện, các Chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia đã đạt được nhiều kết quả trong các lĩnh vực, đặc biệt là cơ khí – tự động hóa.
Thông tin trên được TS.Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL nhấn mạnh tại tọa đàm về hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận sản xuất thông minh tại Việt Nam diễn ra ngày 9/9 tại Hà Nội.
Ngày nay, việc ứng dụng các giải thuật điều khiển như: giải thuật di truyền (GA), giải thuật tối ưu hóa đàn kiến (ACO), giải thuật huấn luyện mạng nơ-ron, giải thuật tối ưu hóa bầy đàn (PSO), điều khiển vi tích phân t lệ (PID) hoặc kết hợp lai ghép giữa các giải thuật với nhau nhằm mục đích tìm điểm làm việc tối ưu của hệ thống.
Quá trình ăn mòn kim loại dưới lớp bảo ôn (Corrosion Under Insulation - CUI) rất khó theo dõi và kiểm soát, thường chỉ được phát hiện khi tháo lớp bảo ôn để khảo sát hoặc khi xảy ra sự cố. Do đó, việc nghiên cứu phát hiện ăn mòn dưới lớp bảo ôn đóng vai trò rất quan trọng, nhằm xác định chính xác các vị trí có nguy cơ cao xảy ra ăn mòn kim loại dưới lớp bảo ôn, giúp phòng chống kịp thời hỏng hóc, giảm thiểu chi phí bảo dưỡng sửa chữa, giúp nhà máy vận hành ổn định, hiệu quả và an toàn.