Với lợi thế là nơi tập trung công nghệ cao và các xu hướng công nghệ của thế giới, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đang thúc đẩy các hoạt động chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm công nghệ cao giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Tính đến nay, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút được 100 dự án đầu tư. Theo đánh giá của các chuyên gia, với nỗ lực thu hút đầu tư, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở đây đã tương đối hoàn chỉnh, với sự hình thành các đơn vị hỗ trợ ươm tạo, tạo thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo so với các vườn ươm khác.
Với mong muốn sản xuất được các dòng sản phẩm ống gân xoắn chất lượng cao, có khả năng chống cháy, bền thời tiết, đáp ứng chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 7997:2009, mới đây nhóm nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật Nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã phối hợp cùng Công ty An Đạt Phát Sài Gòn triển khai nghiên cứu và mang lại nhiều kết quả đáng chú ý.
Trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) đã và đang chuyển đổi lấy năng suất, chất lượng làm cơ sở và chủ động thương mại hóa các sản phẩm từ nghiên cứu.
Với việc ứng dụng công nghệ số vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) đã và đang cung cấp các dịch vụ điện đến khách hàng một cách hiệu quả, tiện lợi.
Nhằm triển khai, thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của chính phủ về thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch số 136/KH-UBND thực hiện Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Dự kiến đến năm 2025, thành phố Đà Nẵng cần khoảng 75.000 nhân lực công nghệ số để đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp công nghệ số. Đây là một trong những mục tiêu Đà Nẵng đặt ra trong kế hoạch Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025.
Với mục tiêu trở thành công ty dầu khí quốc tế mạnh trong khu vực, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) luôn xác định những đột phá về khoa học công nghệ, đón đầu xu thế, tiếp cận và khai thác lợi ích của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0... là những giải pháp quan trọng nhằm đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu phát triển, Công ty Cổ phần Gốm Đất Việt đã thực hiện thành công Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nghiền siêu mịn trong sản xuất gạch Cotto chất lượng cao”. Đây là công nghệ đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam với hiệu quả tận thu nguyên vật liệu đất sét gần như tuyệt đối.
Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại vào mọi mặt hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả SXKD, tăng năng suất lao động, những năm qua, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã không ngừng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới.
Một số đô thị ở Việt Nam đã xây dựng, phê duyệt các đề án, quy hoạch phát triển đô thị thông minh, trong đó có 38/63 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai triển khai đề án Đô thị thông minh.
Đứng trước các áp lực từ đại dịch Covid-19 và sức ép cạnh tranh từ thị trường, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ nét hơn về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mô hình tổ công nghệ số cộng đồng được triển khai trên toàn tỉnh với định hướng trở thành hạt nhân giúp người dân tiếp cận công nghệ số. Từ đó có nhiều hoạt động tương tác trên môi trường số và trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền CĐS mạnh mẽ hơn.
Đây là một trong những mục tiêu cụ thể của Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 (Kế hoạch) vừa được UBND tỉnh Đồng Nai ban hành.
Nhằm đảm bảo công tác sản xuất an toàn đi đôi với bảo vệ môi trường trong và ngoài khu vực xung quanh nhà máy, Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình triển khai cải tiến, nâng cấp thiết bị, đầu tư công nghệ tiên tiến, phục hồi nhiều hạng mục, thiết bị hệ thống bảo vệ môi trường.
Với mục đích kết nối dữ liệu thông tin bệnh nhân giữa các bệnh viện, giải quyết vấn đề quá tải và cơ sở hạ tầng, TS. Nguyễn Chí Ngọc cùng các cộng sự đã thực hiện dự án “Ứng dụng công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây để xây dựng hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh phục vụ kết nối liên thông dữ liệu giữa các bệnh viện”.