Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024, UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn - Hội trong toàn tỉnh đồng loạt triển khai tổ chức các hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
“Từ nay đến năm 2030, tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 10,08%; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân 9,79%/năm…” - Đây là một trong những mục tiêu của tỉnh đặt ra nhằm thực hiện Nghị quyết 23, ngày 22.3.2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Theo các chuyên gia kinh tế, để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, việc phát triển công nghệ cao trong các doanh nghiệp cần được tập trung thúc đẩy.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM đã có buổi gặp gỡ với gần 30 doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực: Năng lượng, hạ tầng, công nghệ cao, công nghệ thông tin, tài chính, đổi mới sáng tạo... tại San Francisco.
Vừa qua, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi đã tổ chức Phiên họp chuyên đề lần thứ 2, kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu trong cả nước với chủ đề: "Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực". Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng (Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số) chủ trì điểm cầu trung ương; tại đầu cầu Đà Nẵng, Phó chủ tịch UBND TP Lê Quang Nam chủ trì cùng với sự tham gia lãnh đạo của các sở, ngành liên quan.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số là xu thế tất yếu. Tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, chuyển đổi số không thể một người, một tổ chức, một nước, một chính phủ làm được. Tất cả mọi người, mọi thành phần đều phải tham gia chuyển đổi số thì mới có tài nguyên số.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam nhanh thứ hai thế giới, nhưng quy mô nền kinh tế số của Việt Nam còn nhỏ, còn nhiều điểm nghẽn cần được mở khóa.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có hơn 318.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tham gia chương trình chuyển đổi số SMEdx, tăng trưởng 760% so với năm 2021.
Với kỳ vọng về sự tăng trưởng mạnh mẽ, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đặt mục tiêu đạt doanh thu 17.000 tỷ đồng trong năm 2025, gấp 4 lần năm 2019.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ vừa tổ chức Hội nghị “Đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực số khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” tại TP. Cần Thơ.
Chiến lược xác định phát triển số với việc tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số, trở thành một trong những phương thức phát triển chủ đạo mới...
Số hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách đưa ra các giải pháp hoàn thiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Năm 2021, tốc độ tăng của Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Hải Phòng là 19,28%, cao hơn tốc độ tăng IIP của toàn ngành công nghiệp (18,15%).
Viễn thông Việt Nam đặt ra mục tiêu phải đi cùng nhịp với các quốc gia phát triển trên thế giới trong việc nghiên cứu, triển khai ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến nhất là hạ tầng băng rộng trong đó có mạng di động 5G.
Nhiều ý kiến cho rằng, khi thế giới phục hồi sau khủng hoảng COVID-19, thì chuyển đổi số sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Các quốc gia đã và đang cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu để có uy thế về công nghệ số, và nước ta đã thể hiện rõ mong muốn tham gia cuộc đua bằng cách coi chuyển đổi số là một trong những mục tiêu trọng tâm trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.
Ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0, bởi sẽ tạo cơ hội kinh doanh mới, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp.
Thời gian tới, công nghệ 5G sẽ được triển khai trên diện rộng tại Việt Nam. Tới năm 2025, tỷ lệ đóng góp của 5G vào tăng trưởng GDP được dự báo đạt 7,34%.
Việc khai thác tìm kiếm và chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ của các nước tiên tiến vào điều kiện sản xuất của Việt Nam sẽ giúp thay đổi nhanh trình độ sản xuất và nâng cao chất lượng tăng trưởng của các chuỗi ngành hàng, thúc đẩy xuất khẩu.