Thứ hai, 29/04/2024 | 22:48 - GMT+7

Phân bố của trùng lỗ bám đáy lớn trong trầm tích đá vôi Miocene khu vực Trung tâm và Đông Nam bể Nam Côn Sơn

Sự hiện diện của LBF trong trầm tích đá vôi là chìa khóa để xác định tuổi, minh giải địa tầng, môi trường lắng đọng trầm tích và liên kết địa tầng.

07/04/2023 - 14:48
TÓM TẮT: 
Các nghiên cứu về sinh địa tầng trong trầm tích đá vôi nước nông thường ít tìm thấy các hóa đá trùng lỗ trôi nổi, tảo vôi và bào tử phấn. Trong khi đó, hóa đá trùng lỗ bám đáy kích thước lớn (LBF) có ý nghĩa định tầng rất cao được tìm thấy khá phong phú. Nghiên cứu LBF trên cơ sở phân tích cấu trúc bên trong của hóa đá dưới kính hiển vi phân cực để xác định chính xác tên giống hoặc loài. Kết quả nghiên cứu tại khu vực Trung tâm và Đông Nam bể Nam Côn Sơn cho thấy, các nhóm hóa đá LBF xuất hiện phổ biến trong trầm tích Miocene và đặc biệt phong phú trong trầm tích Miocene giữa. Tại trầm tích Miocene dưới (Te5 - Tf1 dưới), hóa đá LBF xuất hiện rải rác và bắt đầu phong phú vào Tf1 dưới. Tại trầm tích Miocene giữa (Tf1 giữa - Tf3), hóa đá xuất hiện phong phú, đa dạng ở tất cả các giống, loài và đánh dấu bằng sự kết thúc của giống Miogypsina, các phụ giống Miogypsinoides, Katacycloclypeus và hầu hết các loài của các giống Lepidocyclina và Cycloclypeus. Trong trầm tích Miocene trên (Tg), tổ hợp hóa đá LBF ít đa dạng, phổ biến là nhóm Amphistegina và Operculina. Một số loài của Lepidocyclina có giá trị định tầng còn tồn tại và phát triển chủ yếu ở các khối xây carbonate thềm độc lập ở phía Đông Nam bể Nam Côn Sơn. Tổ hợp các hóa đá LBF cùng với tổ hợp trùng múi nhỏ, trùng bánh xe nhỏ, trùng lỗ trôi nổi và các hóa đá sinh vật khác như san hô, huệ biển, hai mảnh có thể giúp xác định các đới lắng đọng đá vôi, trầm tích chứa vôi tại các giếng khoan trong khu vực nghiên cứu, từ vũng vịnh nước lợ, các đới thềm quanh rạn ám tiêu đến biển sâu. Sự hiện diện của LBF trong trầm tích đá vôi là chìa khóa để xác định tuổi, minh giải địa tầng, môi trường lắng đọng trầm tích và liên kết địa tầng.
Từ khóa: Đá vôi, trùng lỗ bám đáy lớn, đới Letter Stages, sinh địa tầng, bể Nam Côn Sơn.
DISTRIBUTION OF LARGER BENTHIC FORAMINIFERA FROM MIOCENE CARBONATES IN THE CENTER AND SOUTHEAST OF THE NAM CON SON BASIN
Pham Thi Duyen, Mai Hoang Dam, Ta Thi Hoa, Nguyen Van Su, Nguyen Thi Tham
Vietnam Petroleum Institute
Summary
In biostratigraphical studies, the planktonic foraminifera, nannofossils, and palynomorphs are recorded rarely in shallow water limestones. Meanwhile, larger benthic foraminifera (LBF) have an important role in defining the stratigraphic range and the depositional environment of carbonate formations is recorded abundantly. The precise identification of LBF’s taxonomy depends on the recognition of its internal structures using polarised microscopes. Results from the study in the Central and South-eastern Nam Con Son basin show that LBF occurred frequently in the Miocene and, especially, became extremely dominant in the Middle Miocene. In the Early Miocene (Te5 - lower Tf1), they appeared sparsely in the Te5 but became abundant in the lower Tf1. In the Middle Miocene (middle Tf1 - Tf3), they were predominant and diverse in many genera and species, marked by the disappearance of Miogypsina, Miogypsinoides, Katacycloclypeus, and most of the species of Lepidocyclina and Cycloclypeus at the top of the sub-epoch. In the Late Miocene (Tg), LBF was not varied, mainly Amphistegina and Operculina. However, some significant species of the genus Lepidocyclina were extant and dwelled on the isolated carbonate platforms in the Southeast area of the basin. The association of larger benthic foraminifera with small millioids and rotalids, planktonic foraminifera, coral, and/or algae, crinoids, bivalves, etc., may implicate the palaeoenvironmental zone of the carbonate deposits in the wells of the studied region, ranging from the lagoon, shelves surrounding reef to relatively deep, open marine conditions. The occurrence of LBF in carbonate deposits is the key to defining the age, identifying the stratigraphy and depositional environment, and correlating the carbonates.
Key words: Carbonate, larger benthic foraminifera, Letter Stages, biostratigraphy, Nam Con Son basin.
Xem chi tiết bài viết TẠI ĐÂY.
Phạm Thị Duyên, Mai Hoàng Đảm, Tạ Thị Hòa, Nguyễn Văn Sử, Nguyễn Thị Thắm
Viện Dầu khí Việt Nam
(Nguồn: Tạp chí Dầu Khí, số 11- 2022)

Cùng chuyên mục

Sản phẩm công nghệ cao, công nghệ xanh cho người tiêu dùng và sản xuất

26/04/2024 - 08:32

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Trung tâm Giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị (Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia) phối hợp Hội Tự động hóa Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội Kinh tế số, Chi hội Doanh nhân xúc tiến thương mại quốc tế tổ chức “Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh lần đầu được giới thiệu đến người tiêu dùng và cho sản xuất.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 8
  • 9
  • 5
  • 2
  • 8