Thứ ba, 30/04/2024 | 14:21 - GMT+7

Ứng dụng công nghệ trong ngành dệt may Việt Nam để bắt kịp xu hướng thế giới

Theo các chuyên gia, CMCN 4.0 đang tạo ra cả thách thức và cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam.

10/07/2019 - 14:30

Nhằm giúp doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận với công nghệ mới trong sản xuất, ngày 9/7, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Vitas và Viện Kỹ thuật công nghiệp Hàn Quốc, Kitech đã tổ chức Hội thảo “Sản xuất tốt hơn với kỹ thuật số trong ngành dệt may.”

 

 

Tại hội thảo ông Trương Văn Cẩm, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Vitas cho biết trong những năm qua, quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển. Cụ thể, tính riêng năm 2018, Việt Nam đã xuất siêu trên 29 tỷ USD sang Hàn Quốc. Trong lĩnh vực dệt may, Hàn Quốc hiện là quốc gia đầu tư lớn nhất của Việt Nam với 4,7 tỷ USD, chiếm 25% trong  tỷ trọng đầu tư nước ngoài vào ngành.

"Chương trình đào tạo thường niên mà Kitech và Vitas phối hợp tổ chức nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đồng chia sẻ kinh nghiệm thực tế về chuyển đổi số kỹ thuật số, đổi mới 3D hay xu hướng thời trang toàn cầu…," đại diện Vitas phát biểu.

Theo các chuyên gia, CMCN 4.0 với những ứng dụng phổ biến của tự động hoá, IoT, Big Data và AI… đang tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội cho ngành dệt may.

 

 

Về lợi ích, việc áp dụng tự động hoá giúp giảm số lượng lao động trực tiếp, liên kết dữ liệu giữa các thiết bị sản xuất cũng giúp ngành dệt may sản xuất xanh, sạch, tiết kiệm nguồn tài nguyên tự nhiên, giảm thiểu tồn kho…Đặc biệt, công nghệ in 3D, được ứng dụng trong sản xuất, giúp tạo ra những sản phẩm thoả mãn tối đa nhu cầu của người dùng, giảm lãng phí cho nhà sản xuất, tăng thu nhập cho lao động kỹ thuật cao. Những điều này giúp ngành dệt may Việt Nam bứt phá, thoát ra khỏi bẫy dùng nhiều lao động nhưng lương không cao, lao động không ổn định. 

Chia sẻ về cơ hội đối với ngành dệt may Việt Nam, ông Eu Joong Kim, Tham tán thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam nhận định Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) ký kết là cơ hội để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. 

Đồng thời, ông Eu Joong Kim cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam nên tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ cao bởi "để mở rộng thị trường xuất khẩu, lợi thế chi phí nhân công thấp của dệt may Việt Nam là không đủ mà còn rất cần công nghệ hiện đại nhằm theo kịp xu hướng của thế giới". 

PV

 

Cùng chuyên mục

Sản phẩm công nghệ cao, công nghệ xanh cho người tiêu dùng và sản xuất

26/04/2024 - 08:32

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Trung tâm Giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị (Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia) phối hợp Hội Tự động hóa Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội Kinh tế số, Chi hội Doanh nhân xúc tiến thương mại quốc tế tổ chức “Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh lần đầu được giới thiệu đến người tiêu dùng và cho sản xuất.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 9
  • 4
  • 2
  • 5
  • 5