Thứ bảy, 04/05/2024 | 10:42 - GMT+7

Phát huy vai trò cầu nối chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất

Sáng 23/11, tại Đà Nẵng, Bộ KH&CN phối hợp cùng UBND TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị về hoạt động của các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN năm 2017.

27/11/2017 - 14:43

Sáng 23/11, tại Đà Nẵng, Bộ KH&CN phối hợp cùng UBND TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị về hoạt động của các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN năm 2017.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, thời gian qua, các trung tâm ứng dụng ứng dụng tiến bộ KH&CN đã tích cực thực hiện vai trò phục vụ quản lý Nhà nước về định hướng ứng dụng tiến bộ KH&CN vào các lĩnh vực, đời sống và bảo vệ môi trường, phục vụ xây dựng cơ chế, chính sách về họat động ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ.

Đây là đầu mối tiếp nhận, lựa chọn được những kết quả nghiên cứu, công nghệ mới cần áp dụng, nhân rộng tại địa phương, thực hiện nhiều hợp đồng dịch vụ tư vấn hiệu quả cho doanh nghiệp và người dân thể hiện qua số lượng hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ khoảng 3.000 hợp đồng/năm, tăng trưởng trung bình 15%/năm; giá trị hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ khoảng 80 tỷ đồng/năm, tăng trưởng trung bình 10-15%.

Riêng giai đoạn 2016-2017, có 62 đề tài và 88 dự án đã và đang thực hiện trên nhiều lĩnh vực với tổng kinh phí 232 tỷ đồng. Năm 2017, các trung tâm đã thực hiện nhiệm vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, xử lý môi trường, công nghiệp, năng lượng kiểm nghiệm với tổng số 3.352 hợp đồng, trị giá 65 tỷ đồng.

Các kết quả nổi bật đó đã đóng góp tích cực trong việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, tạo được uy tín thực sự cho ngành khoa học. 

Tuy nhiên, trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới chuyển giao công nghệ và bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu, làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, các trung tâm vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức.

Mô hình tổ chức hoạt động của trung tâm chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu trong tình hình mới. Cơ chế, chính sách triển khai họat động ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ đang trong quá trình hoàn thiện. Hoạt động liên kết giữa trung tâm với các viện, trường, doanh nghiệp chưa nhiều. Cơ cấu, trình độ đội ngũ cán bộ, viên chức chưa hợp lý, chất lượng chưa cao. 

Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải tăng cường vị trí và vai trò của trung tâm trong hoạt động đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu của doanh nghiệp về đổi mới công nghệ trong giai đoạn hội nhập. 

Ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Nghệ An cho rằng, Nhà nước cần đổi mới hoạt động xây dựng và vận hành điểm kết nối cung-cầu công nghệ địa phương nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng chuyển giao KH&CN của hệ thống các trung tâm; sớm hình thành các điểm kết nối cung-cầu công nghệ cấp vùng và có sự liên thông giữa các điểm trong cả nước.

Đồng thời, Bộ KH&CN phải có sự hỗ trợ nhiều hơn cho các điểm kết nối cấp vùng về hệ thống cơ sở dữ liệu công nghệ và thiết bị; thường xuyên cập nhật, làm mới dữ liệu về công nghệ, thiết bị, kể cả các chuyên gia về lĩnh vực KH&CN.

Ông Thành cũng đề nghị Bộ KH&CN nghiên cứu xây dựng chương trình hỗ trợ tiếp nhận công nghệ riêng cho hệ thống các trung tâm tại địa phương nhằm tạo thuận lợi trong vấn đề tiếp cận và tiến tới làm chủ các tiến bộ KH&CN từ các viện, trường, các chuyên gia trên các lĩnh vực đời sống mà địa phương có nhu cầu.

Bà Nguyễn Thị Tố Uyên, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN TP. Cần Thơ cho rằng, để tồn tại và phát triển, các trung tâm cần phải tích cực, chủ động, sáng tạo và tự chủ mạnh mẽ hơn nữa, phải có sản phẩm cho xã hội và thị trường, phải phát huy năng lực nội sinh để tồn tại và phát triển trong môi trường ngày càng năng động.

Về phía Bộ KH&CN cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, đặt hàng liên quan đến hoạt động giải mã công nghệ. Đây là giải pháp giúp nhanh chóng tiếp cận được với trình độ KH&CN của thế giới, tạo nên những bước phát triển đột phá cho các ngành kinh tế - kỹ thuật.

Các ý kiến cũng cho rằng, cần tập trung xây dựng và triển khai các nhiệm vụ liên kết theo chuỗi giá trị để phát triển các sản phẩm chủ lực, trọng điểm của địa phương, vùng và các sản phẩm có thế mạnh, đặc thù của trung tâm, đặc biệt là phương án liên kết với doanh nghiệp.

Theo http://baochinhphu.vn/

Cùng chuyên mục

Hệ thống quản lý AI - đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển và triển khai công nghệ AI

04/05/2024 - 10:01

Với những rủi ro và sự phức tạp của AI, điều quan trọng là phải có cơ chế quản trị mạnh mẽ. Hệ thống quản lý AI đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và triển khai công nghệ AI. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn tầm quan trọng của các hệ thống như vậy trong việc cung cấp các đánh giá và xử lý rủi ro AI hiệu quả.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 3
  • 2
  • 9
  • 3
  • 6
  • 9