Thứ sáu, 03/05/2024 | 17:47 - GMT+7

TP Hồ Chí Minh khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao

Ngày 29/9/2017, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Tọa đàm Định hướng phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030.

13/10/2017 - 14:12

Ngày 29/9/2017, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Tọa đàm Định hướng phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. Tọa đàm do Ban Quản lý các KCX-KCN TP (Hepza) tổ chức.

Tọa đàm nhằm thu nhận những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp và các sở, ban ngành để tham mưu giải pháp phát triển khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) trong thời gian tới, xứng tầm với vị trí và vai trò của TP.HCM.

 

Toàn cảnh tọa đàm

Theo Trưởng Ban quản lý Hepza - ông Nguyễn Hoàng Năng, thành phố Hồ Chí Minh có 3 khu chế xuất và 16 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 4.532ha, trong đó có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp đã hoạt động.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều thách thức đặt ra với KCX-KCN. Hiện các dự án đầu tư quy mô nhỏ, số dự án có công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao chiếm tỷ lệ thấp. 

Từ những tồn tại trên, ông Năng đề xuất mô hình KCN gắn với đô thị; mô hình KCN gắn với cảng biển; mô hình KCN chuyên ngành và kiến nghị cần luật hóa quy định về KCX-KCN để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các KCX-KCN. Đồng thời thí điểm một KCN được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoặc một phần để thực hiện đền bù giải tỏa và xây dựng cơ sở hạ tầng. Giải pháp này nhằm đảo bảo thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp, thu hút những ngành chiến lược, trọng điểm và điều tiết được giá thuê đất phù hợp.

Về lâu dài, để phát huy hơn nữa vai trò của KCX-KCN trong phát triển kinh tế xã hội, việc nghiên cứu mô hình KCX-KCN mới với những thuận lợi, hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư, khắc phục những tồn tại, hạn chế của mô hình hiện nay là cần thiết.

Minh Nguyệt

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 3
  • 2
  • 2
  • 9
  • 4
  • 5