Thứ tư, 01/05/2024 | 14:25 - GMT+7

Diễn đàn Công nghệ vi cơ điện tử – cảm biến

Diễn đàn có sự tham gia của các nhà đầu tư, nhà khoa học, doanh nghiệp (DN) FDI, những người nắm giữ công nghệ trong tương lai,...

25/09/2017 - 10:05

Ngày 22/9, Tiến sĩ Lê Hoài Quốc- Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh  đã công bố thành lập Diễn đàn Công nghệ hệ thống vi cơ điện tử (MEMS) - cảm biến TP. Hồ Chí Minh, đồng thời công bố tổ chức Hội thảo thương mại hóa MEMS lần đầu tiên tổ chức tại TP vào ngày 9/11 tới.

TP. Hồ Chí Minh công bố thành lập Diễn đàn Công nghệ hệ thống vi cơ điện tử (MEMS)/cảm biến

Diễn đàn có sự tham gia của các nhà đầu tư, nhà khoa học, doanh nghiệp (DN) FDI, những người nắm giữ công nghệ trong tương lai, các chuyên gia hàng đầu thế giới đến từ Hoa Kỳ trình bày ứng dụng về công nghệ hệ thống vi cơ điện tử Mems – cảm biến. Ngoài ra, tại diễn đàn các chuyên gia cũng sẽ chia sẻ về tình hình phát triển MEMS/cảm biến cũng như việc phát triển cụm công nghệ và những lợi ích kinh tế của MEMS. Mục tiêu của diễn đàn cũng phù hợp với định hướng phát triển của TP nhằm thúc đẩy sự tham gia và đối thoại giữa các bên liên quan bao gồm các chính phủ, cộng đồng khoa học và giới học thuật, đồng thời nâng cao nhận thức về tính khả thi của công nghệ MEMS/cảm biến để giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội.

Tiến sĩ Lê Hoài Quốc cho biết với mong muốn đi vào phần “lõi” của Đề án Đô thị thông minh của TP. Hồ Chí Minh, diễn đàn sẽ tổ chức trong 2 – 3 năm tùy theo tình hình thực hiện nhiệm vụ của TP; sau đó Diễn đàn có thể được chuyển về hoạt động tại các hiệp hội với mục tiêu thu hút các dự án đầu tư, tạo hệ sinh thái Mems/Cảm biến. Cũng tại sự kiện này sẽ TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ thông tin cho quốc tế, thế giới biết được tiềm năng, lợi thế của Việt Nam nói chung và của TP. Hồ Chí Minh nói riêng về nguồn nhân lực, nhu cầu của thị trường trong nước, trong phát triển các hoạt động ứng dụng, nghiên cứu Mems. Cụ thể, trong Internet of Things vào lĩnh y học thông minh (e - medicine), giao thông, giáo dục, nông nghiệp… của thành phố nằm trong đề án phát triển đô thị thông minh.

Ngoài ra, vào ngày 27 – 28/9 tới đây, Khu công nghệ cao cũng sẽ tổ chức hội nghị khoa học đầu tiên về Mems, tại đây sẽ có các nhà khoa học hàng đầu của Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada tham gia. Hội nghị này là cơ hội hợp tác với công ty thoát nước đô thị, ứng dụng công nghệ quản lý trong việc nhận biết độ sâu mô phỏng vùng ngập nước, tìm hướng đi phù hợp tránh bị kẹt xe, ách tắc giao thông, phát hiện nơi rò rỉ nước, tiết kiệm được tài nguyên, nguồn lực khi áp dụng ứng dụng này vào quản lý đô thị - một phần việc của thành phố thông minh...

Ông Tom Nguyễn, Tổng Giám đốc công ty cảm biến Dun A Sensing (Hoa Kỳ)  đánh giá, Việt Nam hiện có rất nhiều tiềm năng để phát triển lĩnh vực Mems/Cảm biến bởi trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, đô thị thông minh… đều có nhu cầu lớn về sản phẩm Mems/Cảm biến. Đây là nền tảng và cơ hội để Việt Nam phát triển lĩnh vực này.

Hiện Trung Quốc là nhà sản xuất lớn, thị trường lớn trong ngành Mems. Với những sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, khi đưa ra thị trường thế giới thì tiêu chuẩn chất lượng phải bảo đảm đúng theo tiêu chuẩn quốc tế và được so sánh với sản phẩm tương tự, lấy tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và đưa sang Nhật kiểm định, đánh giá chất lượng. Do đó, dù sản xuất ở bất kỳ nước nào, muốn sản phẩm đó tiêu thụ được phải đạt tiêu chuẩn quốc tế thì mới bán được. Hiện nay sản phẩm sản xuất tại Việt Nam của Sam Sung, Intel đạt tiêu chuẩn này và hiện có mặt khắp trên thế giới - Ông Tom Nguyễn cho biết thêm.

Theo Báo Công Thương

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 3
  • 0
  • 1
  • 8
  • 1
  • 1