Thứ sáu, 26/04/2024 | 16:30 - GMT+7

Sẽ đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm của công nghệ vũ trụ

Đó là khẳng định của GS. Viện sĩ Châu Văn Minh - Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam tại Hội nghị tổng kết Chương trình khoa học công nghệ độc lập cấp nhà nước về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2012 - 2015, diễn ra ngày 21/10, tại Hà Nội.

15/11/2016 - 09:35

Ban chủ nhiệm Chương trình KHCN vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020 ra mắt

Nhiều sản phẩm có khả năng ứng dụng cao

Phát biểu tại hội nghị, GS. Viện sĩ Châu Văn Minh khẳng định: “Sau 4 năm thực hiện, Chương trình khoa học công nghệ độc lập cấp nhà nước về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2012 - 2015 đã hoành thành tương đối toàn diện các mục tiêu, với 27 đề tài được phê duyệt đưa vào triển khai, đặc biệt đã có 15 đề tài sử dụng ảnh của vệ tinh VNREDSat -1, 01 đề tài nghiên cứu về quy trình vận hành an toàn và hiệu quả vệ tinh VNREDSat -1 trên quỹ đạo. 

Hệ thống mô phỏng phân hệ xác định và điều khiển tứ thế vệ tinh (ADCS)

Kết quả của các đề tài đã cho thấy tiềm năng to lớn trong việc khai thác các vệ tinh viễn thám riêng của Việt Nam. Đặc biệt một số kết quả, sản phẩm của chương trình có tính ứng dụng cao đã được chuyển giao sử dụng thử nghiệm như: các bản đồ về hiện trạng phương tiện, công trình phục vụ mục đích dân sự và quân sự, số liệu về hiện trạng tai biến địa chất ở một số lưu vực hồ thủy điện lớn và hệ thống trục giao thông vùng Tây Bắc bộ; bộ bản đồ dự báo nguy cơ tai biến đối với các vùng hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La và QL6, QL12, QL4D... Thông qua quá trình thực hiện đề tài chương trình cũng đã hình thành được một số nhóm nghiên cứu mạnh trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh nhỏ, công nghệ trạm mặt đất và công nghệ tên lửa đẩy”.

Chương trình cũng đã đạt được 7 sản phẩm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ như: máy thu băng tần C, la bàn điện tử và trạm thu tín hiệu truyền hình vệ tinh địa tĩnh di động dựa trên se sơ từ trường yếu được chế tạo thử nghiệm thành công trên tàu biển; Hệ thống mô phỏng phân hệ xác định và điều khiển tư thế vệ tinh (ADCS), Bộ thu GPS độ chính xác cao và mạng lưới cung cấp dịch vụ NAVINET (sản phẩm đã đạt giải Nhất - Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2015); Hệ thống payload quang điện tử chụp ảnh toàn sắc và đa phổ theo cấy Schimdt Cassegrain đạt độ phân giải theo yêu cầu hay Tên lửa đẩy nhiên liệu rắn TV-01 (gồm hệ thống động cơ, thiết bị khí động thân vỏ, thiết bị cắt tầng, thiết bị phóng tên lửa, phần mềm điều khiển và quan trắc quỹ đạo) thử nghiệm bắn bay thành công...  Là những sản phẩm hoàn toàn có thể đưa vào ứng dụng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng hoặc hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, lập chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế của các ngành và địa phương.

Đẩy mạnh thương mại hóa

Xác định để công nghệ vũ trụ của Việt Nam phát triển lên tầm tiên tiến của khu vực và quốc tế, định hướng của Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 cùng với việc phổ biến khoa học công nghệ vũ trụ tới các viện nghiên cứu, trường đại học, vùng miền để lĩnh vực này không còn xa lạ với cộng đồng và ứng dụng vào thực tế đời sống kinh tế xã hội, thì theo PGS.TS Nguyễn Minh Chung - Chủ nhiệm Chương trình Khoa học công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020: "Chương trình sẽ đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức kinh tế, xã hội để có thể đưa một số sản phẩm vào thương mại hóa, chúng tôi sẽ nghiên cứu nhằm đưa ra những cơ chế chính sách phù hợp để doanh nghiệp cùng tham gia nghiên cứu/phát triển một số sản phẩm và đưa vào ứng dụng trong thực tế. Đồng thời, chúng tôi sẽ ưu tiên các nhiệm vụ sản xuất thử nghiệm, đưa công nghệ vũ trụ đến với các doanh nghiệp để trở thành nhu cầu của xã hội, tiến đến thương mại hóa các sản phẩm của công nghệ vũ trụ”.

Như vậy sau 4 năm triển khai Chương trình công nghệ vũ trụ đã có 17 đơn vị tham gia đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, khối các đơn vị quốc phòng - an ninh và địa phương, chương trình đã góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng của các đơn vị tham gia đồng thời tạo được nhiều nhóm nghiên cứu mạnh về công nghệ vệ tinh, công nghệ trạm mặt đất và công nghệ tên lửa đẩy cũng như các mô hình và phương pháp ứng dụng hiệu quả công nghệ vũ trụ có thể nhân rộng trong thực tiễn. Và với việc tiếp tục triển khai Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 sẽ là cơ hội cho việc phát triển các kết quả và sản phẩm đưa vào ứng dụng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đồng thời góp phần thực hiện thành công “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” mà Thủ tướng đã phê duyệt.

Theo Báo Công Thương

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 5
  • 3
  • 6
  • 5
  • 3