Các nhà khoa học ở trường Đại học Bách khoa TP.HCM (ĐHQGTP.HCM) đang xây dựng quy trình chế tạo những chiếc nẹp chấn thương chỉnh hình bằng công nghệ in 3D có kiểu dáng thời trang, độ thông thoáng tốt song vẫn đảm bảo hiệu quả trong hỗ trợ điều trị vùng xương bị tổn thương của bệnh nhân.
Công nghệ in 3D đã phát triển rất nhiều trong những năm qua và luôn là tâm điểm của sự chú ý của các nhà nghiên cứu và các nhà sản xuất trên toàn thế giới. Sau đây là một số thông tin mới nhất về công nghệ in 3D.
Masan High-Tech Materials, công ty con của Tập đoàn Masan, vừa công bố những bước tiến mới trong mảng công nghệ in 3D thông qua việc phát triển các sản phẩm bột Vonfram được đăng ký bản quyền thương hiệu toàn cầu.
Công nghệ in 3D được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, công nghệ tạo mẫu nhanh, giúp doanh nghiệp chuyển đổi các sáng kiến, ý tưởng thành những sản phẩm thực tế một cách nhanh chóng và hiệu quả. Xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2003, từ chỗ chủ yếu ứng dụng trong nghiên cứu, đến nay công nghệ in 3D đã có mặt ở khá nhiều lĩnh vực như y khoa, kiến trúc, mỹ nghệ, thời trang, cơ khí, giáo dục...
Việc ứng dụng công nghệ 3D vào sản xuất xe ô tô không còn là điều mới mẻ, tuy nhiên hãng xe Porsche đã đẩy nó lên một tầm cao mới khi chế tạo piston động cơ xe thể thao bằng phương pháp in 3D.
Công nghệ in 3D (hay còn gọi là công nghệ sản xuất đắp dần) là một chuỗi kết hợp các công đoạn khác nhau để tạo ra một vật thể ba chiều từ vật mẫu thật được quét 3D hoặc mô hình kỹ thuật số, bằng cách đắp dần các lớp vật liệu theo từng lớp.
Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge (ORNL) thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) đang nghiên cứu chế tạo một nguyên mẫu lõi lò phản ứng hạt nhân bằng công nghệ in 3D.
Công ty Nourish3D, có trụ sở tại Birmingham, Anh, ra mắt thiết bị in thực phẩm chức năng 3D tại “Tuần lễ công nghệ thực phẩm London” từ ngày 25/5-27/5.
Google vừa công bố hợp tác với với bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia Anh (IWM), phục hồi bức tượng điêu khắc Lion of Mosul 3.000 năm tuổi, bị ISIS phá hủy năm 2014, bằng công nghệ in 3D.
Quá trình sản xuất loại thép có khả năng chống ăn mòn và rỉ cao, chịu được nhiệt độ 750 độ C được rút ngắn, bởi nó được “in” theo đúng nghĩa đen nhờ công nghệ in 3D.
Khi việc ứng dụng công nghệ in 3D ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, công ty khởi nghiệp Jet Eat của Israel tuyên bố sẽ dùng công nghệ này để in các sản phẩm thịt nhân tạo.
Nghiên cứu mới, được dẫn dắt bởi Jan Schroers, Giáo sư Khoa học vật liệu và Kỹ thuật cơ khí, Đại học Yale, đã chỉ ra rằng công nghệ in 3D kim loại sẽ sớm được đưa vào sử dụng và thiết thực như in 3D vật liệu nhựa.
Trong nền Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, sử dụng các công nghệ thông minh, trong đó có công nghệ in 3D, sẽ tăng sản lượng, chất lượng, tính đồng bộ và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Tại buổi báo cáo phân tích xu hướng “Công nghệ in 3D - Hướng ứng dụng trong tương lai” do Trung tâm Thông tin và Thống kê KH-CN (Sở KH-CN TPHCM) tổ chức mới đây, số liệu thống kê cho thấy, có 19.190 sáng chế về công nghệ in 3D đã được công bố trên thế giới.
Nhóm các nhà nghiên cứu tại HRL Laboratories đã tìm ra phương pháp in 3D kim loại và hợp kim. Giờ đây, những vật liệu thường được sử dụng nhiều trong công nghiệp nặng này có thể được sản xuất một các nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Sáng ngày 30⁄10 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Da - Giầy phối hợp với Công ty Delcam Việt Nam tổ chức buổi Hội thảo chuyên đề “Thiết kế giầy 3D – Công nghệ in 3D – Quy trình số hóa”.