Công nghiệp công nghệ cao vi cơ điện tử (MEMS) là 1 trong 8 trụ cột của Chương trình Phát triển công nghiệp vi mạch TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017- 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đến nay, nhiều nghiên cứu MEMS đã được triển khai ứng dụng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Những thành tựu và đột phá trong phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin thời gian vừa qua đã cho thấy sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị của thành phố Đà Nẵng trong nỗ lực thúc đẩy hiệu quả các thế mạnh làm động lực tăng trưởng kinh tế .
Trong suốt 2 đợt chống dịch COVID-19 vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp, nhà máy trong khu công nghệ cao và các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng vẫn duy trì sản xuất.
Với 250 gian hàng của 150 đơn vị trên diện tích trưng bày 5.000m2 giới thiệu sản phẩm của 6 nhóm công nghiệp hỗ trợ mục tiêu: Dệt - May, Da - Giày, Điện tử, Sản xuất lắp ráp ô tô, Cơ khí chế tạo, Công nghiệp công nghệ cao, VIMEXPO là điểm đến mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp tìm kiếm đối tác và cơ hội mới, nhà cung cấp mới, cập nhật công nghệ mới, kiến thức mới…
Bằng phương pháp tổng hợp số liệu, tìm hiểu tài liệu kết hợp các phương pháp thực nghiệm phổ biến, nhóm nghiên cứu của Công ty CP Giấy Vạn Điểm đã sản xuất thành công nhũ tương copolymer styrene acrylat và ứng dụng làm chất chống thấm bề mặt cho giấy bao bì công nghiệp. Đây là sản phẩm chống thấm cho bề mặt giấy đầu tiên được sản xuất trong nước có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập ngoại.
Ngày 9-7, tại Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP HCM (Trường ĐHBK) đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) và Trường ĐHBK trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất chip 5G.
Ngày 2.7.2020, phát biểu tại ĐH Đảng bộ Viettel, Thượng tướng Trần Đơn chỉ đạo Viettel cần “tạo ra mô hình kinh doanh với ưu thế vượt trội về công nghệ và sản phẩm, giữ vững vị trí số 1 về viễn thông và CNTT”.
Các nhà khoa học vật liệu có thể góp phần làm giảm thiểu tác hại của dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là trong bối cảnh cần phải mất nhiều tháng mới có vaccine như hiện nay, bằng cách giúp hiểu được cơ chế lây lan, phun hóa chất khử trùng, bảo quản vaccine cho đến sản xuất khẩu trang.
Với việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến chè xanh tại Công ty cổ phần Trà Than Uyên, dự án sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giữa nghiên cứu và sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực tự động hóa.
Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 347/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2013.
Thông tư số 45/2015/TT-BCT quy định quản lý Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2015.
Tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực, công đoạn có hàm lượng giá trị gia tăng cao và ưu tiên phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu là định hướng phát triển công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Bài báo trình bày về thiết kế, xây dựng mạng cảm biến không dây sử dụng công nghệ truyền thông LORA cho bài toán giám sát và điều khiển trong nông nghiệp công nghệ cao.
Sau hơn 10 năm triển khai chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL), Hà Nội đã công nhận 61 sản phẩm của 36 doanh nghiệp là SPCNCL phục vụ thị trường trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Một số sản phẩm xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…
Hiện Bình Dương đang là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao với số dự án, quy mô các dự án công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh tăng dần theo thời gian.