Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh điều này khi dự tọa đàm "Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức" do Hội Tin học Việt Nam đã phối hợp với các hội, hiệp hội trong ngành Công nghệ thông tin tổ chức vào chiều 3/7.
UBND TPHCM vừa phê duyệt chương trình chuyển đổi số đặt mục tiêu đến năm 2030 TPHCM trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền. Đặc biệt, chuyển đổi số cũng giúp mang nhiều tiện lợi cho người dân, doanh nghiệp như giảm thủ tục hành chính hay chỉ cần cung cấp thông tin một lần…
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (VINASA) sẽ tổ chức Ngày chuyển đổi số Việt Nam 2020 (DX Day Vietnam) trong hai ngày 11 và 12-8 tại Hà Nội.
Trung tuần tháng 6 vừa qua, SABECO chính thức công bố triển khai Dự án chuyển đổi số mang tên SABECO 4.0 trong lễ ký kết hợp đồng hợp tác với KPMG, đơn vị tư vấn và quản lý dự án cho SABECO.
Chuyển đổi số (digital transformation) là việc tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức. Mục tiêu chính của chuyển đổi số là giúp gia tăng hiệu quả vận hành, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường và trên tất cả là nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức Lễ ra mắt nền tảng công nghệ xử lý giọng nói tiếng Việt ứng dụng trí tuệ nhân tạo VAIS và VBEE. Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số “Make in Vietnam” nhằm thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hệ thống thông tin của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của Ðảng, Nhà nước, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng- an ninh và phát triển kinh tế - xã hội. Ðể tiến tới một Việt Nam số trong thời gian tới, việc bảo đảm an toàn thông tin trong chuyển đổi số quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm cần làm ngay.
Thành phố Hà Nội sẵn sàng cho chuyển đổi số khi đã hội tụ đủ các yếu tố quan trọng, như: Hạ tầng mạng, mức độ sẵn sàng của người dân, việc triển khai các ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành… Để thực hiện chuyển đổi số, các chuyên gia công nghệ kiến nghị Hà Nội tập trung vào 3 trụ cột chính, gồm: Phát triển chính quyền số gắn với đô thị thông minh, phát triển kinh tế số và xã hội số.
Chiều 5-6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả các nội dung tại Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với UBND thành phố Hà Nội về hợp tác phát triển thông tin và truyền thông và đề xuất các nội dung cần thúc đẩy triển khai trong thời gian tới.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị trong ngành, đặc biệt là Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong doanh nghiệp, tiến tới quản lý số và hoạt động kinh tế số, từng bước hoàn thiện môi trường doanh nghiệp tốt nhất cho đổi mới sáng tạo.
Bài viết chia sẻ một số quan điểm của PGS.TS Nguyễn Ái Việt, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia, về vấn đề chuyển đổi số tại Việt Nam.
Theo “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, có 8 ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số trước. Đây là những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày đến người dân.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chương trình với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
Cùng với cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), “chuyển đổi số” (CĐS) đang là từ khóa được nhắc đến nhiều nhất trong giới hoạch định chính sách, cộng đồng các nhà khoa học và doanh nghiệp. Vậy CĐS là gì, tại sao cần phải tiến hành CĐS, thực trạng CĐS của Việt Nam ra sao, giải pháp nào thúc đẩy quá trình CĐS tại Việt Nam là những vấn đề mà bài báo muốn chia sẻ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong giai đoạn phục hồi sau dịch Covid-19, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn. Và, một trong những trụ cột quan trọng của chuyển đổi số phải kể đến là công nghệ điện toán đám mây (ĐTĐM).
Dữ liệu được đánh giá là nguồn lực sống còn của doanh nghiệp, khi hàng loạt doanh nghiệp đang nỗ lực chuyển đối số để không phụ thuộc vào những phương thức kinh doanh truyền thống, nhu cầu lưu trữ và quản trị dữ liệu lại tăng lên theo cấp số nhân.
Việc triển khai thí điểm nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và ứng dụng Bluezone bảo vệ cộng đồng, phòng, chống Covid-19, được đánh giá như một dấu mốc đáng được ghi nhận trong công cuộc chuyển đổi số của ngành y tế và khẳng định năng lực các doanh nghiệp (DN) công nghệ số của Việt Nam.