Hãng dầu khí của Nga hiện đang đầu tư 30 tỷ rúp (khoảng 450 triệu USD) xây dựng nhà máy sản xuất chất xúc tác công nghệ cao với công suất 21.000 tấn/năm
Bài báo giới thiệu nguyên tắc áp dụng công nghệ siêu âm độ nhạy cao trong việc kiểm tra, giám sát liên tục quá trình ăn mòn bên trong đường ống, bể chứa dầu khí.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng “đầu tư bao giờ cũng có cái được và có cái rủi ro” và “cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động dầu khí chưa đủ để hỗ trợ ngành Dầu khí vượt qua khó khăn”, đặc biệt là cơ chế cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.
Với nỗ lực làm chủ công nghệ, ngành cơ khí dầu khí trong nước đang từng bước phát triển hiện đại, có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu thăm dò, khai thác dầu khí thay thế cho những sản phẩm cơ khí trước đây phải mua của nước ngoài để đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời hướng tới chế tạo, lắp đặt các giàn khoan cho các công ty dầu khí nước ngoài.
Nhằm đảm bảo an toàn trong vận hành giếng và nâng cao hiệu quả khai thác trong khai thác dầu khí, năm 2017, Bộ Công Thương giao Viện Công nghệ Khoan thực hiện “Nghiên cứu chế tạo hệ vữa xi măng chuyên dụng có khả năng tự bít khe nứt nhằm nâng cao khả năng cách ly của vành đá xi măng trám giếng khoan dầu khí”.
Bộ Công Thương đã giao cho Chi nhánh Tổng công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí (CTCP) và Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ kỹ thuật (DMC – RT) thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn lựa dung môi và một số sản phẩm sinh học phân huỷ sáp – parafin áp dụng cho làm sạch đường ống vận chuyển dầu thô ngoài biển khi tiến hành huỷ công trình”.
Bài viết dưới đây bàn về vai trò của dầu khí trong cơ cấu năng lượng (xét trên phạm vi thế giới), trên cơ sở trả lời câu hỏi: Tỉ trọng của dầu khí trong cơ cấu năng lượng sơ cấp và cuối cùng ở thời điểm hiện nay, cũng như các xu hướng thay đổi có thể xảy ra trong hai thập kỷ tới? Những yếu tố nào thay đổi làm ảnh hưởng mạnh nhất đến việc tiêu thụ và cung cấp dầu khí trên thị trường nhiên - nguyên liệu thế giới?
Trong 6 tháng cuối năm 2019, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết sẽ tiếp tục dành 70% nguồn lực để triển khai công tác nghiên cứu khoa học và dịch vụ khoa học công nghệ với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị.
Mỏ dầu khí cận biên có quy mô nhỏ, trữ lượng thu hồi thấp, điều kiện phát triển mỏ khó khăn… và nếu phát triển khai thác trong điều kiện kinh tế, tài chính, kỹ thuật hiện tại thì nhà đầu tư chỉ đạt mức cận ngưỡng hòa vốn.
Nhiều công trình nghiên cứu, sản phẩm công nghệ mới nhất đã được trình bày tại Hội thảo kỷ niệm 50 năm triển lãm các thành tựu công nghệ dầu khí biển tổ chức tại NRG Park, Houston, Mỹ từ ngày 6 - 9/5/2019. Trong đó, các tiến bộ trong công nghệ địa vật lý giếng khoan đã giúp chính xác hóa vị trí giếng khoan, đánh giá chất lượng các thành tạo liền kề, xác định các vỉa chứa mục tiêu... từ đó nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí.
Cách đây hơn 50 năm, khi Đảng và Nhà nước huy động mọi nguồn lực bắt đầu thăm dò khai thác dầu khí, hầu hết người Việt Nam vẫn chưa thể mường tượng ra giọt dầu là như thế nào chứ đừng nói đến những công trình đồ sộ như giàn khoan thăm dò khai thác, hệ thống đường ống thu gom khí đồng hành, nhà máy xử lý khí - điện - đạm…
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các doanh nghiệp thành viên đã chủ động hành động để vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đem lại
Xác định nhiệm vụ được giao trong năm 2019 khá nặng nề, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã chủ động tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo nền tảng vượt qua thách thức. Từ đó, PVN đưa ra định hướng lồng ghép, cập nhật kịp thời công nghiệp 4.0 vào các chương trình, kế hoạch đầu tư ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới.
Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện chiến lược của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nhằm đưa Tập đoàn tăng tốc phát triển trong những năm tiếp theo, Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN Phùng Đình Thực vừa gửi báo cáo Chính phủ và bộ, ngành liên quan về nhiệm vụ các chỉ tiêu chủ yếu trong 5 lĩnh vực chính của Tập đoàn.
Trong hơn 55 năm qua, từ năm 1961 đến nay, các giai đoạn phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đều dựa trên cơ sở và gắn bó mật thiết với quá trình hình thành và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của ngành.
Khoa học công nghệ (KHCN) là động lực để phát triển, đặc biệt trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành Dầu khí là ngành kinh tế kỹ thuật có hàm lượng KHCN cao.
Ngày 28/10 tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân đã tổ chức buổi tọa đàm “Ngành Dầu khí trong tầm nhìn mới về chiến lược biển” để làm rõ vai trò ngành Dầu khí trong chiến lược kinh tế biển Việt Nam.
Ngày 10/9/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức Tọa đàm “Ngành Dầu khí Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0” với sự phối hợp của Hội Dầu khí Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân.