Theo chuyên gia, công nghệ blockchain có ảnh hưởng lớn và có thể làm thay đổi việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và tăng cường bảo vệ các quyền SHTT chưa đăng ký.
Chiến lược làm chủ nền công nghiệp công nghệ cao với trình độ song hành thế giới chính là bệ đỡ để các kĩ sư Viettel cắm cờ trên đất Mỹ với 4 sáng chế được bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Trong bất cứ chiến lược xây dựng Thương hiệu quốc gia nào, chúng ta không thể bỏ qua quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), một công cụ hữu hiệu để duy trì hình ảnh tích cực của quốc gia.
Công nghệ blockchain tạo ra chuỗi thông tin được bảo vệ an toàn, ghi nhận thời điểm giao dịch và không thể bị thay đổi nên đã xuất hiện các ứng dụng trong hoạt động bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), marketing và tiếp cận người tiêu dùng.
Công nghệ blockchain tạo ra chuỗi thông tin được bảo vệ an toàn, ghi nhận thời điểm giao dịch và không thể bị thay đổi nên đã xuất hiện các ứng dụng trong hoạt động bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), marketing và tiếp cận người tiêu dùng. Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, công nghệ này mang lại nhiều triển vọng trong việc bảo hộ quyền SHTT - một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển b
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được ký kết ngày 12/2/2020 hứa hẹn một cơ hội mới trong phát triển đất nước. Tuy nhiên, để các quy định mới được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cũng cần được sửa đổi trên một số khía cạnh, đặc biệt là sở hữu trí tuệ (SHTT)… Đây là vấn đề đặt ra cho cả cơ quan quản lý và các doanh nghiệp, cá nhân liên quan.
Là một nền kinh tế được đánh giá mở và năng động bậc nhất trong khu vực, Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập sâu rộng nên bắt buộc phải cập nhật các xu hướng quốc tế về tăng cường bảo hộ quyền SHTT ở mức cao.
Với việc ban hành Chiến lược sở hữu trí tuệ (SHTT) đến năm 2030, hệ thống SHTT của Việt Nam được kỳ vọng sẽ có những bước tiến vượt bậc, tạo động lực thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2020 đặt đổi mới sáng tạo và các quyền sở hữu trí tuệ hỗ trợ đổi mới sáng tạo - là trung tâm của những nỗ lực tạo ra một tương lai xanh.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được xác định là chủ thể góp phần đẩy nhanh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Quy định về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong Hiệp định toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) không chỉ đem đến cơ hội mà còn đặt ra một số thách thức trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển giao công nghệ (CGCN) ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử (TMĐT) giữ một vị trí quan trọng đối với sự phát triển, thành công của các doanh nghiệp, bởi trong thị trường “mở” này mọi đối tượng đều có thể tham gia giao dịch, và việc làm giả, làm nhái thương hiệu, sản phẩm trở nên khá dễ dàng.