Doanh nghiệp công nghệ số là doanh nghiệp thay đổi từ cách thức quản lý, điều hành, quá trình sản xuất… từ phương pháp truyền thống sang phương thức ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong quản lý, quy trình sản xuất một cách toàn diện.
Xác định phát triển doanh nghiệp công nghệ số là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế số, xã hội số; đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, Trà Vinh đã đề ra các giải pháp, định hướng nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn.
Nhận thức được tầm quan trọng của Chuyển đổi số trong công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước, Công ty Thủy điện Sông Bung đã và đang đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong công tác quản trị, đối mặt với với khó khăn và thách thức, tìm kiếm cơ hội phục vụ tốt nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Ngày 21/3/2022, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Văn bản số 40/KH-UBND công bố Kế hoạch triển khai chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá rộng rãi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số.
Sau hơn một năm Tỉnh ủy Thái Nguyên ban hành Nghị quyết 01 về chuyển sổi số, cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện chuyển đổi số một cách quyết liệt nên đến nay đã làm thay đổi cơ bản phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, quản lý sản xuất của doanh nghiệp và thói quen cũ của người dân.
Đây là nội dung chính trong Kế hoạch 82/KH-UBND phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Hậu Giang ban hành.
Dịch Covid-19 tạo ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải “chật vật” tìm lối đi riêng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh đó, ngành công nghệ nổi lên như một điểm sáng.
Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để tham gia các chuỗi giá trị công nghiệp chế tạo đa quốc gia. Tuy nhiên cần có động lực thúc đẩy từ việc thực thi hiệu quả các chính sách hỗ trợ; nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong nước và sự liên kết hợp tác sản xuất giữa các nhà cung cấp trong nước với các công ty đa quốc gia.
Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đang hướng tới mục tiêu trở thành một trong những Tổng công ty phát điện hàng đầu khu vực. Để thực hiện được mục tiêu này EVNGENCO1 đã đang và sẽ triển khai các giải pháp gì? Phóng viên có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Thịnh – Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc EVNGENCO1.
Việc lưu trữ và phân tích dữ liệu chính xác giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu khách hàng, thị trường, từ đó góp phần giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, tối ưu hóa các sáng kiến để giảm lãng phí, cải thiện năng suất, và đem lại lợi nhuận cao...
Chuyển đổi số được nhận định là giải pháp giúp doanh nghiệp dệt may sớm hồi phục sau đại dịch, cũng là yếu tố bắt buộc để duy trì và thăng hạng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng Khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn đẩy mạnh triển khai thu hút đầu tư để hình thành hệ sinh thái ươm tạo, đổi mới sáng tạo, tạo ra những kết quả bước đầu quan trọng, làm nền tảng để hình thành và phát triển các công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, lan tỏa ra nền kinh tế.
Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều loại dữ liệu khác nhau, từ những cơ sở dữ liệu có cấu trúc, những dữ liệu về thông tin và hành vi khách hàng, những dữ liệu video cho đến những dữ liệu thô như log file sinh ra từ những thiết bị trong hạ tầng công nghệ thông tin và truyền dẫn.
Tin học hóa là bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp nhằm hướng đến nền công nghiệp 4.0. Quá trình triển khai công nghệ thông tin trong các DNNVV còn nhiều hạn chế trong việc ứng dụng phần mềm máy tính vào từng khía cạnh và nội dung của quản trị doanh nghiệp. Xu thế hiện nay của các DNNVV là ứng dụng các phần mềm quản lý chuyên biệt dưới hình thức SaaS, thay vì các hệ thống phần mềm quản lý tích hợp mọi chức năng như ERP.
Theo các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đang dùng nền tảng số nước ngoài, trong khi các nền tảng trong nước có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, để các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước hiểu và tin dùng sản phẩm Make in Vietnam là cả chặng đường phía trước vừa phải tạo chữ tín và niềm tin.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở TP HCM vừa số hóa toàn bộ dữ liệu các doanh nghiệp đang hoạt động tại Khu Công nghệ cao TP HCM để tạo kho dữ liệu dùng chung theo nhiều chủ đề.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hoạt động liên quan đến đổi mới công nghệ như chi cho máy móc thiết bị và chi cho máy móc truyền thông có ảnh hưởng đến TFP. Đây là bằng chứng quan trọng đối với các nhà quản trị trong việc quản lý, nhằm tăng cường hoạt động đổi mới công nghệ, tăng năng suất nhân tố tổng hợp và thúc đẩy sự thành công của doanh nghiệp.