CMCN 4.0 đang thay đổi ngành sản xuất từ những quy trình, hệ thống và nguồn lực rời rạc sang những quy trình tích hợp xuyên quốc gia trong chuỗi giá trị của từng ngành công nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp trên toàn cầu đang ngày càng quan tâm ứng dụng những công nghệ thông minh để không bị tụt hậu.
Việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành vật liệu xây dựng (VLXD) hiện nay là cơ hội tốt để nâng cao trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành VLXD Việt Nam.
Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đang tăng tốc để áp dụng công nghệ 4.0 tới tất cả các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện tốt mục tiêu mà Tập đoàn Điện lực Việt nam đã đề ra
Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở cấp độ cao đang mở ra cơ hội thay đổi căn bản cách thức, quy mô của dịch vụ trung gian TMĐT (mua hộ) hàng hóa từ Mỹ và các nước về Việt Nam.
Xác định nhiệm vụ được giao trong năm 2019 khá nặng nề, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã chủ động tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo nền tảng vượt qua thách thức. Từ đó, PVN đưa ra định hướng lồng ghép, cập nhật kịp thời công nghiệp 4.0 vào các chương trình, kế hoạch đầu tư ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), thời gian qua, các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong đó có Công ty CP Than Hà Lầm đã nỗ lực cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất, khai thác than nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Ngay đầu năm mới 2019, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã chào hàng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp với mong muốn các doanh nghiệp và các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đặt hàng nhà trường để ứng dụng công nghệ này vào sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
Là hoạt động thường niên nổi bật trong khuôn khổ TECHFEST – Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo công nghệ 4.0 năm 2018 (Innovative Technopreneur Contest) sẽ được khởi động từ ngày 6/11.
Để đưa ngành điện trở thành một trong những ngành đi đầu về ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực sản xuất, Điện lực TPHCM đã coi việc ứng dụng công nghệ 4.0 là nhiệm vụ trọng tâm.
Nhiều hoạt động khoa học công nghệ đáng chú ý đã diễn ra trong tuần qua như Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Hải Phòng (TechFest Hải Phòng 2018), hội thảo giải pháp xanh cho thành phố Hà Nội,...
Ba sản phẩm công nghệ mới này gồm nền tảng trí tuệ nhân tạo phiên bản mới FPT.AI, thiết bị điều khiển truyền hình bằng giọng nói Voice Remote và giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp akaRPA.
Trong tương lai, robot sẽ hỗ trợ các công nhân trong nhà máy dược phẩm, trí tuệ nhân tạo giúp sản xuất thuốc tại chỗ và Blockchain sẽ đảm nhận vai trò bảo vệ người tiêu dùng khỏi các loại thuốc giả.
Xác định việc đón đầu cuộc CMCN lần thứ 4 là yếu tố giúp công ty phát triển và vươn tầm trên thị trường quốc tế, công ty đã sớm tập trung đầu tư công nghệ mới vào quy trình sản xuất và thành lập Trung tâm Phát triển sản phẩm Phong Phú.