Năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) của một nước phải dựa trên nền tảng phát triển khoa học công nghệ (KHCN) của quốc gia, trong đó thị trường KHCN là khâu then chốt, cầu nối giữa cung và cầu để chuyển những thành quả KHCN vào thực tiễn phát triển kinh tế.
Vào tháng 9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Việc sớm có cơ chế thúc đẩy phát triển kinh tế số tại Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam sẽ góp phần phát triển các ngành công nghệ cao, đem lại giá trị gia tăng lớn, từ đó tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững cho vùng kinh tế vốn được coi là “đầu tàu” của cả nước.
GS.TS Nguyễn Thanh Thủy là một trong những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu và giảng dạy về trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) của Việt Nam. Bên lề sự kiện Ngày hội AI Việt Nam năm 2019 (AI4VN 2019), GS Nguyễn Thanh Thủy đã có cuộc trao đổi về phát triển AI ở Việt Nam và nguồn nhân lực cho lĩnh vực mới mẻ và đặc biệt quan trọng này.
Tự động hóa trở thành một phần rất quan trọng và không thế tách rời trong việc hiện đại hóa và số hóa doanh nghiệp giúp phát triển kinh tế bền vững cho đất nước nói chung và Tp.HCM nói riêng.
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2020 của Bộ TT-TT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gợi ý bộ nghiên cứu về tên gọi mới là Bộ Truyền thông và Kinh tế số. Đây được xem là một định hướng cụ thể về việc phát triển kinh tế số ở Việt Nam.
Việc Ford Việt Nam công bố khoản đầu tư bổ sung, trị giá 82 triệu đô la Mỹ (tương đương hơn 1.900 tỷ đồng) để nâng cấp, mở rộng nhà máy lắp ráp Hải Dương được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hiện thực hóa Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô; góp phần giảm nhập siêu và cân bằng cán cân thương mại cho Việt Nam.
Cục quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc (NMPA) đã cấp phép cho 2 bộ dụng cụ phát hiện virus corona được BGI tại Vũ Hán phát triển, và hệ thống giải trình tự virus do công ty công nghệ MGI tại Vũ Hán phát triển.
Đây là khuyến nghị của nhiều chuyên gia năng lượng đưa ra tại Tuần lễ Lưới điện Thông minh Việt Nam 2019 nhằm giúp Việt Nam xây dựng hệ thống lưới điện thông minh kết hợp cơ chế kiểm soát, đảm bảo nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội. Tuần lễ do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Đức GIZ và Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng 12.
Với gần 7.000 hồ chứa thủy lợi cùng lượng bức xạ được đánh giá là lớn hàng đầu thế giới, Việt Nam được cho là có tiềm năng lớn về điện mặt trời trên các nền tảng nổi.
Quy hoạch điện VIII sẽ tập trung vào phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220kV trở lên thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, bao gồm các công trình liên kết lưới điện quốc gia nước láng giềng.
Ngày 10/10/2019, tại Hải Phòng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức Hội thảo về Chiến lược phát triển đến 2025, định hướng đến 2035 và kế hoạch 2020 của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS).
Thực tế hiện nay, với nguồn lực hạn chế về tài chính, công nghệ yếu, kinh nghiệm quản trị lạc hậu so với quốc tế, nếu không có “bàn tay” hỗ trợ của Nhà nước, định hướng hỗ trợ của Nhà nước thì sẽ vô cùng khó khăn, nhất là ngành cơ khí là ngành có công nghệ rất khó, đầu tư lớn mà thu hồi vốn lại chậm.
4 công nghệ kỹ thuật số của ABB được áp dụng những cải tiến mang tính cách mạng giúp chuyển đổi các phương thức sản xuất và quản lý truyền thống thành các thành các thiết bị và giải pháp thông minh tiết kiệm tối đa chi phí, tăng khả năng vận hành cũng như hiệu suất đáng kể cho các doanh nghiệp.
Phát biểu tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam tổ chức ngày 24-9 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Ðình Dũng nhấn mạnh: Cơ khí là ngành công nghiệp then chốt, là nền tảng và động lực cho sự phát triển công nghiệp của quốc gia, góp phần chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất lao động...
Sản xuất thông minh với việc chuyển đổi và nâng cấp sang phát triển chất lượng cao các ngành chế tạo hướng tới phân khúc cao cấp, thân thiện với môi trường đang là một xu thế mới, được thể hiện tại triển lãm Hội nghị ngành sản xuất chế tạo thế giới (WMC) tổ chức từ ngày 20 đến 24-9, tại TP Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Thương mại điện tử tăng trưởng nhanh, nội dung số là điểm sáng, các dịch vụ chính phủ điện tử đang được triển khai nhanh chóng, nền kinh tế chia sẻ ngày càng phát triển... đó là những tiền đề quan trọng để khẳng định nền kinh tế số của Việt Nam là một sự phát triển tất yếu. Có 4 kịch bản cho tương lai nền kinh tế số của Việt Nam đến năm 2045: kịch bản truyền thống, kịch bản chuyển đổi số, kịch bản xuất khẩu số, kịch bản tiêu dùng số.
Trong nền kinh tế số, mô hình doanh nghiệp điện tử (e-enterprise) tuy còn mới mẻ nhưng đang không ngừng phát triển. Từ đó đặt ra hàng loạt thách thức trong việc xây dựng các hành lang pháp lý điều chỉnh mô hình doanh nghiệp này. Bài viết phân tích thực trạng của doanh nghiệp điện tử cũng như pháp luật thực định, từ đó chỉ ra những rủi ro pháp lý có thể phát sinh từ e-enterprise, qua đó đề xuất về mặt pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình mới mẻ này phát triển tốt hơn và an toàn hơn.